I. Môi trường sống của cá tra
Cá tra là loài cá tương đối dễ nuôi, sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng cũng có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối khoảng 7 – 10). Cá có thể chịu đựng được nước phèn với độ pH > 5; có thể sống ở nhiệt độ 39 độ C, nhưng không chịu đựng được nhiệt độ thấp hơn 15 độ C.
Bạn đang xem: Môi trường sống và thức ăn của cá tra và cá basa
Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá tra có thể sống được trong môi trường chật hẹp như ao, hồ, nơi có nhiều chất hữu cơ, có hàm lượng oxy và độ pH thấp. Ngưỡng oxy của cá tra thấp. Nhờ tính dễ nuôi mà người ta có thể nuôi cá tra với mật độ khá cao. Đối với ao, có thể nuôi 50 con/m2; đối với bè thì có thể cao hơn, khoảng 90 – 120 con/m2.
II. Môi trường sống của cá basa
Môi trường thích hợp nhất đối với cá basa là những nơi có dòng nước chảy mạnh như sông, hồ. Tuy nhiên, loài này cũng chịu đựng được nước hơi lợ với nồng độ muối khoảng 12 và môi trường nước phèn có độ pH > 5,5. Ngưỡng nhiệt độ của cá khoảng 18 – 40 độ C. Ngưỡng oxy tối thiểu là 1,1mg/lít.
Nhìn chung, khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt của cá basa không bằng cá tra. Do đó mà người ta nuôi cá basa thương phẩm chủ yếu trong bè trên sông hoặc trong hồ có dòng nước chảy. Với cá nuôi trong bè, lưu tốc dòng nước nằm trong phạm vi 0,2 – 0,3m/giây là tốt nhất.
III. Thức ăn của cá tra
Để xác định được cá tra thích ăn những loại thức ăn nào, người ta đã phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của chúng khi vớt được trên sông. Kết quả cho thấy thức ăn động vật chiếm phần lớn, theo tỷ lệ như sau: Nhuyễn thể (35,4%), cá nhỏ 31,8%, côn trừng (18,2%), thực vật dương đẳng (10,7%), thực vật đa bào (1,6%), giáp xác (2,3%).
Cá tra là loài cá ăn tạp. Trong tự nhiên, cá thích ăn các loại mồi sống cũng như các loại thức ăn có nguồn gốc động vật. Với cá con sau giai đoạn cá bột, khi túi noãn hoàn đã hết, cá rất thích ăn mồi tươi sống và các động vật phù du có kích cỡ vừa miệng.
Cá tra rất háu ăn, nên khi ương cá trong bể phải cho chúng ăn đầy đủ, nếu không chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Trong điều kiện nuôi nhốt, người ta thường sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. Các nguồn nguyên liệu thường dùng để chế biến thức ăn cho cá tra là cá tạp tươi, bột cá lạt, con ruốc, cám gạo, bột bắp, bột đậu nành, rau xanh … Lưu ý rằng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của cá phải được cân đối hợp lý, đặc biệt là hàm lượng đạm phải chiếm tối thiểu là 30%thì cá mới phát triển tốt được.
IV. Thức ăn cá basa
Cá basa cũng có tính ăn tạp như cá tra, thức ăn thiên về động vật và mùn bã hữu co (dựa trên phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá basa vớt được trên sông. Tỷ lệ như sau: nhuyễn thể (5,4%), cá nhỏ (4,5%), côn trùng (6,8%), mùn bã hữu cơ (53,1%), rễ thực vật (21,1%), giáp xác (14%), trái cây (12,1%).
Cá basa rất háu ăn nhưng ít tranh mồi hơn cá tra. Chúng có thể thích ứng với các loại thức ăn như cá con, giun ốc, côn trùng, rau, bèo cám, thức ăn viên công nghiệp, thức ăn tự chế biến và cả phụ phẩm công nghiệp.
Ngoài môi trường tự nhiên, sau giai đoạn hết noãn hoàn, cá ăn phù du động vật là chính. Trong điều kiện nuôi nhốt, ở giai đoạn đầu khi cá tập ăn thức ăn từ bên ngoài, nếu cho cá ăn ấu trùng artemia, monia thì tỉ lệ cá sống đạt từ 91 đến 93%; còn nếu cho cá ăn thức ăn nhân tạo thì tỉ lệ cá sống chỉ đạt 67% và tốc độ tăng trường của chúng cũng kém hơn. Khi cá đạt từ 7 ngày tuổi, có thể bắt đầu cho ăn thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn hơn, có thể cho ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến từ các nguồn như tấm, cám, rau, cá vụn, bột cá và phụ phẩm công nghiệp. Nhưng dù cho ăn thức ăn gì thì hàm lượng đạm trong thức ăn cũng phải chiếm từ 30-40% mới giúp cá phát triển tốt.
Môi trường sống và thức ăn của cá tra và cá basa
Nguồn: https://blogtinhoc.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on Tháng mười một 14, 2024 12:13 sáng