9 máy bay trực thăng quân sự cũ kỹ nhất vẫn còn hoạt động vào ngày nay

Admin
Máy bay trực thăng có một lịch sử đầy thú vị. Những chiếc trực thăng đầu tiên đã được quân đội sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và việc chế tạo trực thăng đã tăng lên khi mà tính hữu ích của chúng trở nên rõ ràng trong các hoạt động như…

Máy bay trực thăng có một lịch sử đầy thú vị. Những chiếc trực thăng đầu tiên đã được quân đội sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và việc chế tạo trực thăng đã tăng lên khi mà tính hữu ích của chúng trở nên rõ ràng trong các hoạt động như cấp cứu, vận chuyển, chuyên chở hàng hóa và tấn công từ trên không xuống mặt đất. Chiến tranh Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng máy bay trực thăng, bởi gần 12,000 chiếc trực thăng đã phục vụ trong cuộc chiến này — một xu hướng không bao giờ giảm. Ngày nay các quân đội trên khắp thế giới vẫn sử dụng máy bay trực thăng trong nhiều tình huống khác nhau. Công nghệ ngày càng được cải tiến, cho phép máy bay trực thăng bay cao hơn, nhanh hơn và an toàn hơn so với các loại máy bay cũ.
Operation_Swarmer.jpg
Một ví dụ điển hình về sử dụng trực thăng trong hoạt động tấn công từ trên không (hay gọi tắt là không đối đất) là Chiến dịch Swarmer tại Iraq năm 2006, đây là một cuộc tấn công không kích phối hợp của quân đội Hoa Kỳ-Iraq nhắm vào quân nổi dậy ở tỉnh Salahuddin, gần trung tâm thành phố Samarra, cách Baghdad 125 km về phía tây bắc. Ảnh: Wikipedia.

Dù cho là vậy, thì rất nhiều trong số những chiếc trực thăng cũ kỹ đó vẫn đang được sử dụng cho tới ngày nay, vài chiếc trong số đó đã trở thành một dạng biểu tượng. Chúng ta có thể rất quen thuộc với "Black Hawk Down", bộ phim chiến tranh nổi tiếng đề cập đến trực thăng Black Hawk. Ngoài ra, trực thăng Chinook không nổi tiếng như máy bay ném bom B-52 – nhưng hầu hết mọi người đều đã nghe nói về loại trực thăng này.
Dưới đây chúng ta xem xét một số máy bay trực thăng quân sự vẫn đang hoạt động vào ngày nay. Có nhiều lý do giải thích tại sao những máy bay này vẫn còn trên bầu trời. Nhưng chung nhất thì đó là bởi tất cả chúng đều có một lịch sử tốt về độ tin cậyviệc thay thế trực thăng là hết sức tốn kém, giống như hầu hết các máy bay quân sự. Cũng có hàng chục ngàn máy bay như vậy được sản xuất nên có nghĩa là một số vẫn đang được sử dụng. Một vài trong số này vẫn được sử dụng sau hơn nửa thế kỷ — đây là những chiếc trực thăng quân sự lâu đời nhất vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Sikorsky H-34

sikorsky-h-34-1691182425.jpg

Một chiếc Sikorsky UH-34D Seahorse của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thuộc Phi đội Trực thăng hạng trung HMM-362 đang đậu tại một phi cảng miền trung trong Chiến tranh Việt Nam năm 1967. Do tên định danh "HUS-1" trước năm 1962, UH-34 thường được gọi tắt là "Huss". Ảnh: Pearl Harbour Aviation.

Chiếc Sikorsky H-34 được giới thiệu ra thế giới vào năm 1954 như một loại trực thăng chống tàu ngầm, nó cũng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và binh lính. Nó bắt đầu vòng đời như một máy bay trực thăng cho Hải quân Hoa Kỳ nhưng cuối cùng đã được chuyển tới 25 quốc gia khác để sử dụng trong cả các hoạt động quân sự lẫn phục vụ dân sự. Việc sản xuất H-34 đã ngừng vào năm 1970 với tổng số từ 1,800 đến 2,100 chiếc từng được sản xuất, bao gồm các biến thể phụ, kể cả những chiếc bay dưới biệt danh CH-34. Dù nó đã dừng hoạt động trong quân đội Hoa Kỳ cách đây khá lâu, nhưng chúng ta có thể tìm thấy một số chiếc vẫn còn bay lượn, chủ yếu trong địa hạt dân sự.
H-34 đã trải qua vô vàn hoạt động trong thời kỳ hoàng kim của mình. Nó chủ yếu được Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Sau đó, nó đã tìm thấy chỗ đứng ở những nơi như Pháp, Nam Việt Nam, Israel và các quốc gia khác. Có một sự kiện nổi tiếng vào năm 1961 là nó đã được sử dụng để cố gắng đưa tàu không gian Liberty Bell 7 của NASA ra khỏi Đại Tây Dương nhưng không thành công vì chiếc tàu mệnh danh “viên thuốc của Sao thủy” (Mercury capsule) này chứa đầy nước biển.
Failed_Attempt_to_Recover_Liberty_Bell_7_-_GPN-2002-000047.jpg
Nhiệm vụ bất thành nổi tiếng của H-34: Sau khi cửa sập của Liberty Bell 7 mở ra quá sớm, hàng lít nước biển tràn vào tàu. Một đội trực thăng Huss đã cố gắng làm cạn nước, như trong bức ảnh này. Vài giây sau khi ảnh được chụp, máy bay trực thăng đã phải thả tàu vũ trụ vì nó quá nặng để tiếp tục nâng lên, và con tàu chìm xuống đáy biển. May mắn là phi hành gia của tàu được cứu sống. Ảnh: Wikipedia.

Có đến hơn một chục biến thể của H-34, đó là lý do vì sao chúng ta thấy con số in trên thân trực thăng khác nhau, mặc dù hình dáng gần như y hệt. Hãng Sikorsky (hiện là công ty con của Lockheed Martin) thường xuyên chỉnh sửa nó vào những năm 1960 cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cho nên rất khó để tìm thấy một ví dụ về phiên bản gốc trong thực tế. Hầu hết trực thăng được trưng bày trong viện bảo tàng hoặc sử dụng trong phục vụ dân sự có khả năng là một trong các biến thể, mặc dù Bảo tàng Hàng không Palm Springs thường vận hành một chiếc Sikorsky H-34 nguyên bản.

Sikorsky-H-34-Warbird-Wednesday-Episode-48.jpg
Chiếc H-34 bản gốc còn rất mới được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không Palm Springs, bang California, Hoa Kỳ. Nó hiện vẫn hoạt động được dưới một số điều kiện hạn chế. Ảnh: PS Air Museum.

Sikorsky SH-3 Sea King và S-61

640x425-Sikorsky-SH-3-Sea-King-02.jpg
Một chiếc SH-3 Sea King (phiên bản quân sự) màu trắng. Ảnh: Pearl Harbour Aviation.

Sikorsky SH-3 Sea King và biến thể dân sự của nó, chiếc S-61, được giới thiệu ra thế giới vào năm 1961. SH-3 Sea King là một máy bay trực thăng chống tàu ngầm, nó đáng chú ý ở chỗ là một trong những trực thăng đầu tiên sử dụng động cơ trục tua-bin trong thiết kế của mình. Phiên bản quân sự của trực thăng này cũng là một trong những phiên bản đầu tiên được thiết kế để vừa săn lùng lẫn tấn công tàu ngầm. Công việc này trước đây được thực hiện bởi hai trực thăng riêng biệt, một chiếc thực hiện nhiệm vụ săn lùng và chiếc còn lại tấn công. Giống như hầu hết trực thăng, nó được trang bị thêm các bộ phận rất nhiều lần để đảm nhận những nhiệm vụ khác. Nó đã được ngừng sử dụng cho mục đích quân sự trong Hải quân Hoa Kỳ nhưng vẫn được các công ty dân sự sử dụng đến ngày nay.

Sikorsky_S-61N_Mk.II.jpg
Một chiếc S-61 đang hoạt động cho Hiệp hội Cứu hộ và An toàn Hàng hải của Tây Ban Nha. Biến thể này có thân dài hơn bản quân sự để chứa được nhiều người hơn. Ảnh: Wikipedia.

Biến thể dân sự, S-61, vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Một số ví dụ nổi tiếng nhất là những chiếc S-61 thuộc sở hữu của Air Greenland, đã được hãng hàng không này làm chủ và vận hành trong hơn 50 năm. Mặc dù được chế tạo đặc biệt cho mục đích dân sự, Lực lượng Tuần duyên Ireland đã sử dụng chúng cho các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trong những năm 1990 và 2000. Hầu hết các trực thăng còn lại vẫn đang được sử dụng là biến thể S-61 của loại trực thăng này.

sikorsky-sh-3-sea-king-and-s-61-1691182425.jpg
Trực thăng cứu hộ S-61 Sea King của Hải quân Đức thuộc Phi đội MFG-5, với biểu tượng của phi đội (hình con đại bàng trên tấm khiên) dán gần đầu máy bay, được trưng bày tại Triển lãm Hàng không ILA Berlin năm 2018. Ảnh: BigStock.

S-61 có thể sẽ còn bay trong một thời gian khá dài. Hãng Sikorsky đã thiết kế một phiên bản hiện đại hóa, được đặt tên là S-61T, vào năm 2013. 110 chiếc trong số đó đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mua nhưng hiếm khi được sử dụng. Bộ Ngoại giao bắt đầu bán đấu giá chúng cho người dân vào năm 2019. Do vậy trực thăng di sản S-61 sẽ tiếp tục bay lượn ít nhất một thời gian nữa.

S-61T.jpg
Phiên bản hiện đại S-61T có khung máy bay được tân trang lại, các bộ phận động cơ được đại tu và các cánh quạt chính làm bằng hợp kim. Buồng lái bằng kính hiện đại và toàn bộ hệ thống dây điện cũng dược thay mới vào năm 2012. Dù vậy kiểu dáng chung của nó không đẹp hơn các bản cũ là bao. Ảnh: Aerospace Tech.

Bell UH-1 Iroquois

52815682548_53de7e1c6e_b.jpg
Một phiên bản mới của UH-1, gọi là TH-1H, của Phi đội huấn luyện bay số 23 thuộc Không quân Hoa Kỳ (US Air Force) trong chuyến bay tưởng nhớ một cựu chiến binh gần Samson, Alabama vào ngày 21 tháng 11 năm 2022. Nó còn có tên gọi phổ biến là 'Huey'. Ảnh: Outono.

Bell UH-1 Iroquois là một trong những loại trực thăng nổi tiếng nhất trên thế giới. Nó được đưa vào sử dụng năm 1962 với vai trò trực thăng cứu thương và đóng một vai trò to lớn trong Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến mà trực thăng đóng vai trò quan trọng trong việc sơ tán hơn 900,000 binh sĩ bị thương. Nó cũng thực hiện công tác vận chuyển hàng hóa và binh lính. Chiếc UH-1 cuối cùng chính thức ‘nghỉ hưu’ khỏi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ vào năm 2016. Tuy nhiên, có báo cáo về việc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ vẫn sử dụng các phiên bản trực thăng mới hơn cho tới ngày nay.

52815637350_38fa16d91b_b.jpg
Một chiếc TH-1H tại Căn cứ Không quân Keesler, Mississippi vào ngày 7 tháng 4 năm 2018. Ảnh: Outono.

Điều làm cho Huey trở nên độc đáo là những cái tên khác nhau mà nó được đặt. Tên gọi chính thức của nó là UH-1 Iroquois nhưng có tên Huey từ cách đọc trại tên gọi ban đầu của nó, HU-1. Nó cũng là một chiếc trực thăng thuộc dòng Bell 204. Các biến thể trong tương lai là một phần của những dòng sản phẩm khác, chẳng hạn như TH-1H Huey II bắt nguồn từ dòng Bell 212. Cuối cùng thì chiếc trực thăng này đã trở thành biểu tượng cho sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam và được giới thiệu trên rất nhiều phương tiện truyền thông trong khoảng thời gian đó. Ngay cả âm thanh nó tạo ra cũng là một trong những thứ âm thanh dễ nhận biết nhất của bất kỳ máy bay trực thăng nào. Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam chứng kiến nhiều loại trực thăng mang tính biểu tượng, nhưng ít loại nổi tiếng như Huey.

bell-uh-1-iroquois-1691182425.jpg
Trực thăng Agusta-Bell 212 Twin Huey, một phiên bản cải tiến của UH-1, thuộc Không quân Ý đang bay từ Căn cứ Không quân Mont-de-Marsan, Pháp ngày 17/5/2019. Ảnh: Shutterstock.

Nhờ vào sự phổ biến của mình, Huey có thể sẽ không sớm biến mất. Có rất nhiều loại của chúng ở nhiều nơi đến mức có thể phải mất vài thập kỷ nữa thì loại trực thăng này mới biến mất hoàn toàn. Chúng ta thậm chí có thể tìm thấy hướng dẫn sửa chữa trên internet nếu đã từng dùng qua một chiếc.

Boeing CH-47 Chinook

Inbound_Choppers_in_Afghanistan_2008.jpg
Đang đứng trên một đỉnh đồi, những người lính thuộc Sư đoàn Dù 101 quan sát hai chiếc trực thăng Chinook bay đến để đưa họ trở lại Sân bay Bagram, Afghanistan, ngày 4 tháng 11 năm 2008. Trước đó họ đã lục soát một ngôi làng nhỏ trong thung lũng bên dưới. Ảnh: Wikipedia.

Chinook được ra mắt vào năm 1962 và quân đội Hoa Kỳ còn sử dụng nó cho tới ngày nay, khiến nó trở thành một trong những máy bay quân sự lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang. Đây là một chiếc trực thăng vận tải hầu như chỉ được dành riêng để chuyên chở người và hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Nó sử dụng thiết kế gồm hai cánh quạt. Nhờ đó, nó có thể vận hành với tốc độ RPM (số vòng quay/phút) thấp hơn so với trực thăng thông thường, dẫn đến âm thanh đặc biệt dễ nhận biết so với các loại trực thăng khác.

British_Airways_Helicopters_Boeing_234_G-BISP.jpg
Trực thăng Chinook mang tên 234LR của hãng British Airways tại Sân bay Aberdeen, Scotland năm 1985. Các mẫu dùng trong dân sự thường được sơn màu sáng hơn phiên bản quân sự. Ảnh: Wikipedia.

Chinook là một chiếc trực thăng xuất sắc về tổng thể, đây có thể là lý do tại sao nó vẫn hoạt động sau một thời gian dài. Nó rất lớn, bay nhanh và khá bền chắc. Các phiên bản hiện đại của Chinook có thể đạt tốc độ khoảng 186 dặm/giờ trong khoảng 200 hải lý đầu tiên và có khả năng chở hơn bốn chục người hoặc kéo được khoảng 20,000 lbs (khoảng 9,000 kg).

boeing-ch-47-chinook-1691182425.jpg
Trực thăng vận tải CH-47 Chinook của Không quân Hoàng gia Anh đóng tại trạm RAF Odiham đang tiến hành huấn luyện bay định kỳ tại Khu vực Huấn luyện bay trên Núi (MFTA) nằm ở Bắc xứ Wales. Ảnh: Militaryleak.

Nó cũng được sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ cũng như vận chuyển hàng hóa đến các cộng đồng dân cư sau những thảm họa thiên nhiên. Một trong những chiếc Chinook nổi tiếng nhất từng bay là Bravo November, đã chuyên chở 2,150 binh sĩ, 95 người bị thương, 550 tù nhân và 550 tấn hàng hóa cho Không Lực Hoàng gia Anh trong đợt triển khai quân Chiến tranh Falklands kéo dài 18 ngày (1982).

Chinook_Releases_Flares_over_Afghanistan_MOD_45149667.jpg
Một chiếc Chinook, tên gọi ZA718 Bravo November, cùng loại với chiếc trong Chiến tranh Falklands, đang thả pháo sáng khi bay trên sa mạc để hỗ trợ quân đội Anh ở tỉnh Helmand, phía nam Afghanistan năm 2006. Ảnh: Wikipedia.

Hãng Boeing vẫn tích cực chế tạo Chinooks. Công ty tuyên bố rằng họ đã chế tạo và giao hàng hơn 1,200 chiếc kể từ khi mẫu trực thăng này được ra mắt cách đây nhiều thập kỷ. Có rất nhiều ví dụ về chiếc trực thăng này vẫn đang được sử dụng nên về cơ bản, chúng ta thấy rằng Chinook sẽ không sớm biến mất ở bất cứ nơi đâu.

Hughes OH-6 Cayuse

JGSDF_OH-D_(cropped)_観測ヘリコプター.jpg
Một chiếc OH-6D (biến thể) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật bản (JGSDF). Ảnh: Wikipedia.

Hughes OH-6 Cayuse đi vào hoạt động năm 1966. Nó được tạo ra theo yêu cầu của Quân đội Hoa Kỳ về một một loại trực thăng nhỏ hơn, nhẹ hơn để quan sát trong Chiến tranh Việt Nam. Việc Quân đội chỉ định nó là Trực thăng quan sát hạng nhẹ (Light Observation Helicopter, LOH), khiến các binh sĩ gọi nó là Loach. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong chiến tranh, và CIA cũng được cho là sử dụng nó cho các hoạt động bí mật. Khi thiết kế này lần đầu tiên xuất hiện, nó đã lập 23 kỷ lục thế giới về máy bay trực thăng. Chúng ta gần như chắc chắn đã nhìn thấy chiếc máy bay trực thăng này trong các bộ phim và chương trình truyền hình với thiết kế dễ nhận biết của nó.

USNTPS-TH-6B.jpg
Một trực thăng TH-6B Cayuse (biến thể) của Hải quân Hoa Kỳ, đang cất cánh cho chuyến bay huấn luyện từ Trạm Không-Hải quân Patuxent River, bang Maryland. Ảnh: Wikipedia.

OH-6 thực tế đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ trong quân đội Hoa Kỳ cùng với một số quốc gia khác, bao gồm Brazil, Nhật Bản và Tây Ban Nha. Thiết kế ban đầu của nó đã bị lược bỏ dần trong các phiên bản lặp lại sau này để tạo ra một số biến thể khác nhau. Nhật Bản đã bắt đầu loại bỏ dần chúng đối với chiếc OH-1 do Kawasaki chế tạo vào năm 2013, nhưng quá trình này vẫn đang tiếp diễn nên vẫn còn một số chiếc vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Các trực thăng này còn được sử dụng nhiều trong dân sự. Chúng phổ biến đối với các phi công dân sự và nhiều cơ quan thực thi pháp luật.

kawasaki-oh1-ninja.jpg
Kawasaki đã thiết kế và phát triển mẫu OH-1 Ninja đậm tính bản địa hơn để thay thế cho OH-6 Cayuse trong vai trò trực thăng trinh sát. Ảnh: Military Factory.

Có thể sẽ có nhiều trực thăng này trên bầu trời hơn nếu ông Hughes không làm mọi thứ rối tung lên. Chủ sở hữu công ty, Howard Hughes, đã cố tình đánh giá không đúng mức ước tính chi phí cho Quân đội Hoa Kỳ. Quân đội nắm bắt được điều đó và bắt đầu một cuộc cạnh tranh hợp đồng mới để thay thế chúng.

US_Army_OH-6A_Cayuse.jpg
Một chiếc OH-6 nguyên bản đang bay trên một vùng núi vào đúng năm nó ra đời, 1966. Dù vấp phải nhiều bê bối từ hãng sản xuất nhưng rõ ràng nó đã có một phong cách thiết kế rất hiện đại và tân tiến ngay từ khi ra đời. Ảnh: Wikipedia.

Dòng trực thăng Bell 206

bell-206-series-1691182425.jpg
Một trực thăng OH-58D Kiowa Warrior từ Sư đoàn Dù 82, đang quay trở lại Căn cứ Điều hành Tiền phương Mackenzie trong Cuộc chiến Iraq, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trinh sát và tấn công cận chiến, tháng 10/2004. Ảnh: Wikipedia.

Dòng máy bay trực thăng Bell 206 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1967. Những chiếc trực thăng này có một lịch sử thú vị. Hãng Bell đã thua Hughes trong một cuộc cạnh tranh hợp đồng quân sự trước đó, dẫn đến việc ra đời chiếc OH-6 ở trên. Nhưng Hughes sau đó đã phá vỡ hợp đồng, đưa đến một cuộc cạnh tranh hợp đồng mới mà hãng Bell đã thắng với dòng trực thăng 206. Có nhiều biến thể trong dòng sản phẩm này, bao gồm cả 206, 206A JetRanger, 206L LongRanger và Bell OH-58. Các biến thể bổ sung bao gồm dòng AB 206 và SeaRanger cho Hải quân Hoa Kỳ.

Bell_206L-4_LongRanger_IV_C-FTHU_(CTV_News).jpg
Một chiếc Bell 206L-4 Long Ranger IV, do đài CTV British Columbia điều hành, đang rời sân bay trực thăng trong Cảng Vancouver, Canada. Ảnh: Wikipedia.

Bell đã sản xuất hơn 7,000 chiếc trực thăng loại này tính đến thời điểm chiếc cuối cùng xuất xưởng vào năm 2017. Mặc dù có số lượng lớn các kiểu hình nhưng thiết kế ít nhiều đều giống nhau. Sự khác biệt lớn duy nhất giữa mỗi kiểu hình là sức chứa về chỗ ngồi và mức nhiên liệu. Hoa Kỳ đã sử dụng biến thể OH-58 như một trực thăng trinh sát trong Chiến tranh vùng Vịnh. Úc, Canada, Chile, Jamaica, Malta và Thụy Điển là những quốc gia khác đã sử dụng nó cho các hoạt động quân sự.

U.S_Army_OH-58D_Kiowa_Warrior_Armed_Reconnaissance_Helicopter_at_Kandahar_Airfield_MOD_45162023.jpg
Một chiếc OH-58D đang đậu tại Sân bay Kandahar, đông nam Afghanistan năm 2011. Ảnh: Wikipedia.

Ngày nay, trực thăng này vẫn được sử dụng cho hoạt động quân sự ở nhiều quốc gia dưới hình thức này hay hình thức khác. Nhiều người sống ở các khu đô thị lớn có thể thỉnh thoảng nhìn thấy một chiếc JetRanger bay trên đầu. Các tổ chức truyền thông tin tức thường sử dụng trực thăng Bell 206 để cập nhật tình hình giao thông và đưa tin. Diễn viên điện ảnh Harrison Ford sở hữu một chiếc trực thăng dòng Bell 407GX, là hậu duệ trực tiếp của 206L LongRanger. Những thứ này, và các hậu duệ của chúng, ở khắp mọi nơi.

HarrisonFord.png
Chiếc Bell 407GX của Harrison Ford hồi năm 2014. Ảnh: PAC.

Bell AH-1 Cobra


Dòng máy bay trực thăng Bell AH-1 chính thức ra mắt vào năm 1967, chỉ vài tháng sau khi dòng Bell 206 bắt đầu xuất xưởng và ban đầu nó phục vụ như một trực thăng tấn công trong Chiến tranh Việt Nam. Thiết kế rất đặc trưng với tháp pháo gắn trên cằm và vũ khí bổ sung gắn ở hai bên. AH-1 cũng có chung một số bộ phận với trực thăng Huey đã nói nói trên. Trên thực tế, AH-1 về mặt kỹ thuật là hậu duệ của Huey nhưng được chú trọng nhiều hơn vào khả năng tấn công.
bell-ah-1-cobra-1691182425.jpg
Một chiếc Bell AH-1S Cobra của Quân đội Hoa Kỳ tại bảo tàng Biển, Hàng không và Vũ trụ Intrepid ở Manhattan, New York ngày 31 tháng 5 năm 2010. Ảnh: Shutterstock.

Chiếc trực thăng là một phần trong kho vũ khí Hoa Kỳ cho đến cuối những năm 1990 và được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cuộc xung đột trong quãng thời gian giữa lúc nó ra đời và ngừng hoạt động. Sau khi Hoa Kỳ không dùng nó nữa, thì họ đã cung cấp AH-1 cho các đồng minh NATO của mình, nơi nó vẫn đang phục vụ ở các quốc gia thuộc khối NATO cho đến ngày nay.

Dargot_28062011_AH-1_(remix).jpg
Một chiếc AH-1F Cobra của Israel. Ảnh: Wikipedia.

Bell đã cho ra đời nhiều mẫu mã khác nhau trong nhiều năm để liên tục hiện đại hóa loại trực thăng này. Ví dụ, AH-1J, hay SuperCobra, xuất hiện vào năm 1968 và vẫn phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ đến năm 2020. Cuối cùng khi nó được cho ngừng hoạt động, thì lại được phổ biến trong địa hạt dân sự. Một trong những ví dụ về việc sử dụng AH-1 trong hiện tại là của Sở Lâm nghiệp Hoa Kỳ. Phiên bản trực thăng của Sở Lâm nghiệp được trang bị cảm biến nhận dạng ánh sáng yếu và camera hồng ngoại để giám sát các vụ cháy rừng.

Usfs-ah1-N107Z-bar_complex_fire.jpeg
Chiếc Bell 209 (AH-1G) của Sở lâm nghiệp trong một vụ cháy ở bang California. Ảnh: Wikipedia.

AH-1 của Bell là một chiếc trực thăng phổ biến trong nhiều năm, mặc dù nó bị lu mờ đáng kể bởi những chiếc Huey, dòng trực thăng mà AH-1 đã lấy thiết kế từ nó. Tuy vậy, AH-1 đã có một chỗ đứng trong quân đội được nhiều thập kỷ và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Dòng trực thăng MD 500

md500-helicopter-roberto-chiartano.jpg
Một chiếc trực thăng MD 500 của tư nhân đang khởi hành từ sân bay Samedan, Thụy Sĩ, tháng 1 năm 2017. Ảnh: Fineartamerica.

Dòng trực thăng MD 500 được đưa vào sử dụng vào năm 1967, cùng lúc với nhiều loại trực thăng khác từ thời Chiến tranh Việt Nam. Như hầu hết các loại khác, nó có một số biến thể, bao gồm MD 500 Defender, MD 500E, MD 520N và MD530F. Tất cả các biến thể của MD 500 đều đã được sử dụng trong quân đội, nhưng không có biến thể nào nhiều hơn là MD 500 Defender, vẫn được sử dụng tích cực cho đến ngày nay.

Afghan_Air_Force_MD-530F_helicopter_fires_machine_guns.jpg
Trực thăng MD 500 Defender của Không quân Afghanistan đang bắn súng máy trong một cuộc trình diễn trên phương tiện truyền thông, ngày 9/4 năm 2015, tại một trường huấn luyện bên ngoài thủ đô Kabul, Afghanistan. Ảnh: Wikipedia.

Đó là một chiếc trực thăng tiện ích hạng nhẹ chủ yếu được sử dụng cho công việc trinh sát và nhiều hoạt động tiện ích khác. Các biến thể có vũ trang cũng hiện diện cho việc tấn công và sử dụng để chống tàu ngầm. Phạm vi sử dụng và các biến thể của trực thăng này đã giúp nó luôn thích hợp trong suốt những năm qua — luôn có một chiếc MD 500 cho hầu hết mọi trường hợp.

Md500n.g-smac.arp.jpg
Trực thăng MD 500 (G-SMAC, chế tạo năm 1992) tại Sân bay Kemble, Gloucestershire, Anh quốc. Ảnh: Wikipedia.

Quân đội Hoa Kỳ là lực lượng sử dụng trực thăng dòng MD 500 lớn nhất, nhưng chúng cũng được sử dụng ở Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Gần như không còn nhiều máy bay trong số chúng đang thực hiện hoạt động quân sự như trước đây nữa, nhưng có vẻ một số quốc gia đang giữ một ít máy bay. Các phiên bản trực thăng dân sự vẫn được sản xuất, mặc dù với số lượng ít hơn nhiều so với trước đây.

Hughes500.g-orrr.arp.jpg
Một chiếc MD 500 369HS (G-ORRR, chế tạo năm 1975) tại Sân bay Kemble. Ảnh: Wikipedia.

Chúng ta gần như chắc chắn đã nhìn thấy những chiếc trực thăng đẹp đẽ này trước đây trong thế giới dân sự. Chúng là những chiếc trực thăng cảnh sát hay dùng vì nó khá phổ biến với cơ quan thực thi pháp luật. Chúng cũng được sử dụng cho các nhiệm vụ thực tiễn như phun thuốc trừ sâu cho các cánh đồng trồng trọt và được sử dụng bởi các hãng phim để quay phim trên không. Nó cũng là một trong những máy bay trực thăng giải trí phổ biến. Chúng sẽ còn hoạt động trong một thời gian khá lâu nữa, nhờ vào tính linh hoạt của mình.

Sikorsky UH-60 Black Hawk

CSA-2005-05-05-102937.jpg
Một chiếc UH-60 Blackhawk đang cất cánh sau khi đã vận chuyển vật tư và binh sĩ gần Najaf, cách thủ đô Baghdad của Iraq 160 km về phía tây nam, năm 2005. Ảnh: Wikipedia.

Sikorsky UH-60 Black Hawk là một trong những mẫu trực thăng quân sự dễ nhận biết nhất mọi thời đại. Nó ra mắt vào năm 1979, khiến nó trở nên mới mẻ hơn một chút so với nhiều chiếc trực thăng khác trong danh sách. Tuy nhiên, không giống như hầu hết những chiếc trực thăng trong danh sách, chiếc trực thăng này chắc chắn có một tương lai phục vụ quân sự lâu dài phía trước. Trên thực tế, nó sẽ vẫn ở lại trong Quân đội Hoa Kỳ cho tới ít nhất là năm 2030 khi chương trình Máy bay Tấn công Tầm xa tương lai (FLRAA) tìm được một phương tiện thay thế phù hợp. Black Hawk là máy bay trực thăng đa năng ban đầu được dự định thay thế chiếc Bell UH-1 Huey đã cũ để vận chuyển binh sĩ và hàng hóa trọng lượng nhẹ từ nơi này đến nơi khác.

sikorsky-uh-60-black-hawk-1691182425.jpg
Chiếc S-70 UH-60 Black Hawk 6M-BB của Không quân Áo đang bay tại Căn cứ Không quân Zeltweg. Ảnh: Dreamstime.

Black Hawk đã được cập nhật qua nhiều năm để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Một ví dụ như vậy là UH-60V, mà nó có nhiều nâng cấp khác nhau so với các mẫu trước đó. Những cuộc nâng cấp này đã giúp Black Hawk vẫn phù hợp để sử dụng trong suốt các thập kỷ qua. Nó thậm chí còn được trang bị vũ khí để dùng trong các cuộc tấn công. Không có nhiều thứ mà Black Hawk không có khả năng thực hiện, vì vậy FLRAA đã cắt giảm công việc cho nó.

original (Custom).jpg
Bản nâng cấp UH-60V Black Hawk. Ảnh: Army.

Sau khi kết thúc hoạt động quân sự, Black Hawk vẫn có chỗ đứng trong khu vực dân sự. Nó hiện đang được sử dụng như một “xe” cứu thương trên không hoặc cần trục trên không, và một số thậm chí còn được trang bị các thùng chứa nước lớn để sử dụng trong công tác chữa cháy rừng. Tốc độ tự nhiên của nó khiến chiếc trực thăng này trở nên xuất sắc cho những vai trò như vậy, vì vậy có thể sẽ còn lâu nữa Black Hawks mới nghỉ hưu vĩnh viễn.

Tổng hợp từ [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7].

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)