Hình ảnh các tế bào máu bình thường | TUYENLAB

Admin
Bài viết trình bày hình ảnh và đặc điểm của các tế bào múa bình thường trong tủy xương và trong máu ngoại vi

Bài viết trình bày hình ảnh và đặc điểm của các tế bào múa bình thường trong tủy xương và trong máu ngoại vi

Việc nhận diện các tế bào máu trong tủy xương và trong máu ngoại vi luôn luôn là một vấn đề khó với những người mới học hoặc tìm hiểu về nó. Bản thân mình nhiều năm làm trong lĩnh vực huyết học nhưng đôi khi cũng không thực sự tự tin khi nhận diện một tế bào máu, đặc biệt là tế bào bất thường hoặc giai đoạn chuyển giao. Để giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về các tế bào máu, mình sẽ có một loạt các bài viết về nhận diện hình ảnh các tế bào. Các hình ảnh mình lấy và dịch lại từ các tài liệu nước ngoài. Trong khuôn khổ bài viết đầu tiên này mình sẽ trình bày về hình ảnh của các tế bào máu bình thường trong tủy xương và trong máu ngoại vi. Nội dung được mình dịch từ cuốn sách Clinical Hematology Atlas, phiên bản thứ 5, xuất bản năm 2016.

1. Dòng Hồng cầu 

1.1. Tiền nguyên hồng cầu (Pronormoblast) (Rubriblast)

Tiền nguyên hồng cầu

Kích thước:  12 đến 20 μm

Nhân:  Tròn hoặc hơi bầu dục

Số lượng hạt nhân:  1 đến 2 hạt nhân

Chất nhiễm sắc: Mịn

Nguyên sinh chất:  Xanh thẫm; có thể thấy thể golgi.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 8:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 1%,

Máu ngoại vi: 0%

1.2. Nguyên hồng cầu ưa base (Basophilic normoblast, Basophilic Erythroblast, Prorubricyte)

Nguyên hồng cầu ưa base


Kích thước:  10 đến 15 μm

Nhân:  Tròn hoặc hơi bầu dục

Số lượng hạt nhân:  0 đến 1 hạt nhân

Chất nhiễm sắc: Cô đặc

Nguyên sinh chất:  Xanh thẫm

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất: 6:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 1-4%,

Máu ngoại vi: 0%


1.3. Nguyên hồng cầu ưa đa sắc (Polychromatic Erythroblast, Rubricyte)

Nguyên hồng cầu ưa đa sắc

Kích thước:  10 đến 11 μm

Nhân:  Tròn

Số lượng hạt nhân:  không có hạt nhân

Chất nhiễm sắc: Khá cô đặc

Nguyên sinh chất:  Xanh thẫm

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 4:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 10-20%

Máu ngoại vi: 0%

1.4. Nguyên hồng cầu ưa acid (Orthochromic normoblast, Orthochromic Erythroblast, Metarubricyte)

Nguyên hồng cầu ưa acid

Kích thước:  8 đến 10 μm

Nhân:  Tròn

Số lượng hạt nhân:  không có hạt nhân

Chất nhiễm sắc: Cô đặc hoàn toàn

Nguyên sinh chất:  Hơi hồng

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 0,5:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 5-10%

Máu ngoại vi: 0%

1.5. Hồng cầu lưới (Polychromatic erythrocyte, Diffusely Basophilic Erythrocyte, Reticulocyte)

Hồng cầu lưới

Kích thước:  8 đến 8,5 μm

Nhân:  Mất

Số lượng hạt nhân:  NA

Chất nhiễm sắc: NA

Nguyên sinh chất:  Màu hơi xanh hơn/ tím hơn so với hồng cầu trưởng thành. Khi nhuộm giemsa xuất hiện các kết tủa của riboxom.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất: NA

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 1%

Máu ngoại vi: 0,5 – 2,0%.

1.6. Hồng cầu trưởng thành

Hồng cầu trưởng thành

Kích thước:  7 đến 8 μm

Nhân:  Mất

Số lượng hạt nhân:  NA

Chất nhiễm sắc: NA

Nguyên sinh chấtCó khoảng trống ở giữa bằng 1/3 đường kính tế bào.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất:NA

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: NA,

Máu ngoại vi: là tế bào chiếm chủ đạo.

2. Dòng Tiểu cầu 

2.1. Nguyên mẫu tiểu cầu (Megakaryoblast, MK-I)

Nguyên mẫu tiểu cầu

Kích thước:  10 đến 24 μm

Nhân:  Tròn

Số lượng hạt nhân:  2 đến 6 hạt nhân

Chất nhiễm sắc: Đồng nhất, sắp xếp lỏng lẻo

Nguyên sinh chất:  ưa kiềm

Tỉ lệ Nhân: NSC = 3:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 20%,

Máu ngoại vi: 0%

2.2. Tiền nguyên tiểu cầu (Promegakaryocyte, MK-II)

Kích thước:  15 - 40 μm

Nhân:  Có vết lõm vào trong

Hạt nhân:  biến đổi

Chất nhiễm sắc: Cô đặc

Nguyên sinh chất:  ưa kiềm

Hạt đặc hiệu: đã xuất hiện

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 1:2

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 25%,

Máu ngoại vi: 0%

2.3. Mẫu tiểu cầu (Megakaryocyte, MK III)

 Mẫu tiểu cầu

Kích thước:  20 - 90 μm

Nhân:  Có từ 2-32 thùy (thường có 8 thùy)

Nguyên sinh chất:  Xanh đến hồng

Hạt đặc hiệu: Hơi đỏ xanh

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = Biến đổi, không cố định

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 5-10 Tb khi soi bằng vk10, 1-2 khi soi bằng vk 50

Máu ngoại vi: 0%

2.4. Tiểu cầu (Platelet):

 Tiểu cầu

Kích thước:  2- 4 μm

Nhân:  NA

Nguyên sinh chất:  Xanh sáng đến không màu

Hạt đặc hiệu: Đỏ đến tím

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = NA

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: NA,

Máu ngoại vi: 7-25 TB khi soi bằng VK 100.

3. Dòng Bạch cầu đoạn 

3.1. Nguyên tủy bào (Myeloblast)

 Nguyên tủy bào

Kích thước:  15 - 20 μm

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục

Hạt nhân:  2 – 5 hạt nhân

Chất nhiễm sắc: Mịn

Nguyên sinh chất:  ưa kiềm nhẹ

Hạt đặc hiệu: Không có hoặc có tới 20

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 4:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 25%,

Máu ngoại vi: 0%

3.2. Tiền tủy bào (Promyelocyte)

Tiền tủy bào

Kích thước:  14 - 24 μm (hơi lớn hơn so với nguyên tủy bào)

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục

Hạt nhân:  1 – 3 hoặc nhiều hơn

Chất nhiễm sắc: Mịn, nhưng hơi thô hơn so với nguyên tủy bào.

Nguyên sinh chất:  ưa kiềm

Hạt đặc hiệu: Trên 20 hoặc nhiều hơn nữa. màu đỏ tới đỏ tía hoặc đỏ tía thẫm.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 3:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 2 đến 5%,

Máu ngoại vi: 0%


3.3. Tủy bào trung tính (Neutrophilic myelocyte)

 Tủy bào trung tính

Kích thước:  12 - 18 μm

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục, nằm hơi lệch tâm, có thể bằng phẳng hoặc có một khoảng trống bên cạnh nhân nơi có thể golgi.

Hạt nhân:  thường không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô và cô đặc hơn so với tiền tủy bào.

Nguyên sinh chất:  ưa kiềm nhẹ, chuyển sang màu kem.

Hạt đặc hiệu:

- Hạt sơ cấp: có một vài tới trung bình,

- hạt thứ cấp: không cố định và như trong tế bào trưởng thành

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 2:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 5 đến 19%,

Máu ngoại vi: 0%

3.4. Hậu tủy bào trung tính (Neutrophilic metamyelocyte)

Hậu tủy bào trung tính

Kích thước:  10- 15 μm

Nhân:  Có vết lõm vào trong, hình hạt đậu, phần thụt vào này ít hơn 50% so với đường kính của nhân.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Màu hồng nhạt tới màu kem tới không màu.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp: có một vài hạt,

- hạt thứ cấp: nhiều, dầy đủ như tb ưởng thành

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 1,5:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 13 đến 22%,

Máu ngoại vi: 0%

3.5. Bạch cầu đũa trung tính (Neutrophilic band)

Bạch cầu đũa trung tính

Kích thước:  10 - 15 μm

Nhân:  Uốn cong lại nhưng chưa thắt đoạn, phần cong này trên 50% so với đường kính của nhân.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Màu hồng nhạt tới không màu.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp: có một vài hạt

- hạt thứ cấp: Đầy tràn

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 17-33%

Máu ngoại vi: 0-5%

3.6. Bạch cầu đoạn trung tính (Segmented neutrophil)

Bạch cầu đoạn trung tính

Kích thước:  10 - 15 μm

Nhân:  2-5 đoạn nối với nhau.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Màu hồng nhạt, màu kem, hoặc không màu.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp: hiếm,

- hạt thứ cấp: Đầy tràn

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 3-11%,

Máu ngoại vi: 50-70%

3.7. Tủy bào ưa acid (Eosinophilic myelocyte)

Tủy bào ưa acid

Kích thước:  12 - 18 μm

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục, có thể bằng phẳng.

Hạt nhân:  thường không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô và cô đặc hơn so với tiền tủy bào.

Nguyên sinh chất:  Không màu hoặc hồng.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp có một vài hạt tới trung bình,

- hạt thứ cấp không cố định và màu cam nhạt đến cam đậm.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 2:1 tới 1:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 0 đến 2%,

Máu ngoại vi: 0%

3.8. Hậu tủy bào ưa acid (Eosinophilic metamyelocyte)

 Hậu tủy bào ưa acid

Kích thước:  10 - 15 μm

Nhân:  Có vết lõm vào trong, hình hạt đậu, phần thụt vào này ít hơn 50% so với đường kính của nhân.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Không màu, màu kem.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp: có một vài hạt,

- hạt thứ cấp: nhiều, màu cam nhạt đến cam đậm

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 1,5:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 0 đến 2%

Máu ngoại vi: 0%

3.9. Bạch cầu đũa ưa acid (Eosinophilic band).

Bạch cầu đũa ưa acid

Kích thước:  10 - 15 μm

Nhân:  Uốn cong lại nhưng chưa thắt đoạn, phần cong này trên 50% so với đường kính của nhân.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Không màu, màu kem.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp có một vài hạt,

- hạt thứ cấp: Nhiều, màu cam nhạt tới cam đậm

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 0-2%,

Máu ngoại vi: hiếm khi thấy.

3.10. Bạch cầu đoạn ưa acid (Eosinophil).

Bạch cầu đoạn ưa acid

Kích thước:  12 - 17 μm

Nhân:  2-3 thùy nối với nhau, không còn thấy nhiễm sắc thể, đa số có 2 thùy.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Màu kem, đôi khi không còn thấy màng nguyên sinh chất.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp: hiếm,

- hạt thứ cấp: Nhiều, màu cam nhạt đến cam đậm

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 0-3%,

máu ngoại vi: 0-5%

3.11. Tủy bào ưa base (Basophilic myelocyte).

Tủy bào ưa base

Kích thước:  12 to 18 μm

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục, có thể bằng phẳng.

Hạt nhân:  thường không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô và cô đặc

Nguyên sinh chất:  Không màu hoặc hồng.

Hạt đặc hiệu:

- Hạt sơ cấp: hiếm

- Hạt thứ cấp: Nhiều, phân bố không đều, nằm chèn lên cả nhân, bắt màu tím đen.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 2:1 tới 1:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: <1%,

Máu ngoại vi: 0%

2. Hậu tủy bào ưa base (Basophilic metamyelocyte)

Hậu tủy bào ưa base

Kích thước:  10 đến 15 μm

Nhân:  Có vết lõm vào trong, hình hạt đậu, phần thụt vào này ít hơn 50% so với đường kính của nhân.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Không màu, màu kem.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp: có một vài hạt,

- hạt thứ cấp: Nhiều, phân bố không đều, nằm chèn lên cả nhân, bắt màu tím đen.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 1,5:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: <1 %,

Máu ngoại vi: 0%

3.13. Bạch cầu đũa ưa base (Basophilic band)

Bạch cầu đũa ưa base

Kích thước:  10 đến 15 μm

Nhân:  Uốn cong lại nhưng chưa thắt đoạn, phần cong này trên 50% so với đường kính của nhân.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Không màu, màu kem.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp: có một vài hạt,

- hạt thứ cấp: Nhiều, phân bố không đều, nằm chèn lên cả nhân, bắt màu tím đen.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: <1%,

Máu ngoại vi: hiếm khi thấy.

3.14. Bạch cầu đoạn ưa base (Basophil).

Bạch cầu đoạn ưa base

Kích thước:  10 đến 14 μm

Nhân:  thường có 2 thùy nối với nhau bằng sợi mảnh.

Hạt nhân: không nhìn thấy

Chất nhiễm sắc: Thô, co cụm lại.

Nguyên sinh chất:  Xanh nhạt không pha đỏ tới không màu.

Hạt đặc hiệu:

- hạt sơ cấp: hiếm

- hạt thứ cấp: Nhiều, phân bố không đều, nằm chèn lên cả nhân, bắt màu tím đen. Các hạt này có thể hòa tan trong nước, đôi khi bị rửa trôi, vì vậy nhiều khi sẽ thấy các khoảng trống rỗng ở NSC.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = Nguyên sinh chất chiếm ưu thế.

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: <1%

Máu ngoại vi: 0-1%

4. Dòng bạch cầu Lympho

4. 1. Nguyên bào lympho (Lymphoblast)

Nguyên bào lympho

Kích thước:  10 to 20 μm

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục

Hạt nhân: Lớn hơn hoặc bằng 1 nhân

Chất nhiễm sắc: Mịn, bắt màu đồng đều.

Nguyên sinh chất:  Chiếm rất ít, ưa kiềm nhẹ

Hạt đặc hiệu: Không có

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 7:1 đến 4:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: Không xác định,

Máu ngoại vi: 0%

4.2. Tiền lympho (Prolymphocytes).

Tiền lympho

Kích thước:  9 đến 18 μm

Nhân:  Tròn hoặc lỗi lõm

Hạt nhân:  0-1, thường có 1 hạt nhân, hạt nhân lớn, nổi bật.

Chất nhiễm sắc: hơi xốp.

Nguyên sinh chất:  Xanh sáng

Hạt đặc hiệu: Không có.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 3:1 đến 4:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: không xác định

Máu ngoại vi: 0%


4.3. Lympho (Lymphocyte)

Lympho

Kích thước:  7 đến 18 μm

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục, có thể hơi lõm vào trong

Hạt nhân:  hiếm khi.

Chất nhiễm sắc: đặc, co cụm, hình khối, khá mờ.

Nguyên sinh chất:  Chiếm ít, xanh da trời, có thể có không bào

Hạt đặc hiệu: Không có với lympho nhỏ, với lympho lớn có thể có một vài hạt ưa azua.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 5:1 đến 2:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 5-15%,  

Máu ngoại vi: 20% - 40%.

4.4. Tương bào (Plasma cell)

Tương bào

Kích thước8 đến 20 μm

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục, nằm lệch về một phía.

Hạt nhân:  không có

Chất nhiễm sắc: thô

Nguyên sinh chất:  Ưa base đậm, thường có một vùng trống cạnh nhân.

Hạt đặc hiệu: Không có.

Không bào: Không có hoặc có một vài.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 2:1 đến 1:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 0-1%, 

Máu ngoại vi: 0%

5. Dòng bạch cầu Mono 

5.1. Nguyên bào Mono (Monoblast)

Nguyên bào Mono

Kích thước:  12 to 18 μm

Nhân:  Tròn hoặc bầu dục

Hạt nhân: 1-2, có thể không có.

Chất nhiễm sắc: Mịn.

Nguyên sinh chất:  Màu xanh xám

Hạt đặc hiệu: Không có

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 4:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: Không xác định,

Máu ngoại vi: 0%

5.2. Tiền Mono (Promonocyte)

Tiền Mono

Kích thước:  12 đến 20 μm

Nhân:  Không có hình dạng cố định; gấp lại; như hình nếp nhăn của bộ não.

Hạt nhân: có thể thấy hoặc không thấy.

Chất nhiễm sắc: Mịn hoặc hơi xốp.

Nguyên sinh chất:  Màu xanh xám

Hạt đặc hiệu: Ưa azua

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = 2:1 đến 3:1

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: Ít hơn 1%,

Máu ngoại vi: 0%

5.3. Bạch cầu Mono (Monocyte)

Bạch cầu Mono

Kích thước:  10 đến 20 μm

Nhân:  đa hình dạng, có thể hình tròn, hình móng ngựa, hình quả thận, thường cuộn lại giống nếp nhăn của não,

Hạt nhân:  không có

Chất nhiễm sắc: hơi xốp.

Nguyên sinh chất:  Xanh xám, có thể có giả túc.

Hạt đặc hiệu: các hạt đặc hiệu mịn như một nền thủy tinh.

Không bào: Không có hoặc rất nhiều.

Tỉ lệ Nhân: Nguyên sinh chất = không cố định

Giá trị tham khảo:

Tủy xương: 2%,

Máu ngoại vi: 3% - 11%.

5.4. Đại thực bào (Macrophage, Histiocyte)

Đại thực bào

Kích thước:  15 đến 80 μm

Nhân:  lệch tâm, hình quả thận hoặc hình trứng, có thể kéo dài.

Hạt nhân:  1-2 hạt

Chất nhiễm sắc: mịn và phân tán

Nguyên sinh chất:  Nhiều, có ranh giới không rõ ràng, có thể chứa các thức ăn đã thực bào.

Hạt đặc hiệu: có nhiều hạt ưa azua.

Không bào: Không có hoặc rất nhiều.

Giá trị tham khảo:

Các đại thực bào cư trú trong các mô như tủy xương, lách, gan, phổi và những nơi khác. Hiếm khi thấy trong máu ngoại vi, gặp trong nhiễm trùng huyết nặng.

Trên đây là hình ảnh và đặc điểm bình thường của các tế bào máu bình thường tỏng tủy xương và trong máu ngoại vi. Nếu các bạn muốn lưu lại để xem thì có thể tải ở đây: https://goo.gl/a5q7yW

Mọi ý kiến đóng góp vui lòng phản hồi tại đây. Đề nghị ghi rõ nguồn khi bạn đăng tải lại nội dung bài viết này.

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)