Cùng chủ đề với Zalo:
Có một tình trạng chung của bất kỳ ai dùng Zalo cũng phải gặp là sau khi gỡ cài đặt rồi cài đặt đăng nhập lại hoặc sử dụng trên điện thoại khác là toàn bộ tin nhắn cùng dữ liệu bên trong như: hình ảnh, video, tệp tin… đã gửi nhận trước đó sẽ bị mất sạch.
Đây không phải là lỗi mà là một đặc điểm vốn có của Zalo đồng thời của chính là nhược điểm lớn nhất của ứng dụng này so với các ứng dụng mạng xã hội khác.
Xem thêm: Xóa zalo cài lại có mất tin nhắn
Không giống với Facebook, Messenger hay các ứng dụng trò chuyện trực tuyến mà bạn từng biết. Thông thường dữ liệu trong các cuộc trò chuyện như: tin nhắn, hình ảnh, video, tệp tin… đã gửi nhận trên Zalo sẽ được lưu trực tiếp trên điện thoại. Nếu một ngày nào đó ứng dụng Zalo bị gỡ cài đặt hay điện thoại bị reset, hư hỏng… thì tất cả dữ liệu kể trên cũng sẽ bị xóa theo hoàn toàn và không có cách nào để khôi phục lại.
- Cách xem lại và khôi phục hình ảnh trong tin nhắn Zalo đã xóa
Vậy nên mới xảy ra nhiều trường hợp người dùng không biết vấn đề trên dẫn đến việc bị mất dữ liệu quan trọng trong tin nhắn. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm nếu biết cách sử dụng tính năng Sao lưu và khôi phục tự động mà Zalo cung cấp.
Giới thiệu tính năng Sao lưu và khôi phục của Zalo
Sao lưu và khôi phục là tính năng có sẵn của Zalo nhằm giúp người dùng bảo vệ dữ liệu tin nhắn (hình ảnh, video, tệp tin…) đã gửi nhận trong cuộc trò chuyện được an toàn tuyệt đối, không bị mất khi gỡ cài đặt hay đổi thiết bị.
Với Sao lưu, mỗi ngày Zalo sẽ tự động tạo ra một bản sao của tất cả tin nhắn mà tài khoản đang có rồi lưu trữ trực tiếp trên thiết bị hoặc dịch vụ lưu trữ đám mây. Còn đối với Khôi phục, tính năng này sẽ sử dụng bản Sao lưu đang có để phục hồi tất cả dữ liệu tin nhắn khi Zalo bị gỡ cài đặt hoặc đăng nhập sử dụng trên thiết bị khác.
Các chế độ Sao lưu & Khôi phục của Zalo
Như đã đề cập, Sao lưu & Khôi phục của Zalo hiện đang hỗ trợ 2 phương pháp là trực tiếp trên thiết bị và thông qua dịch vụ lưu trữ đám mây, cụ thể là Google Drive.
1. Trực tiếp trên thiết bị
Tham khảo: Bài viết về Thủ thuật Zalo
Ưu điểm:
- Tự động hoàn toàn nên nhanh chóng, tiện lợi
Nhược điểm:
- Tốn bộ nhớ thiết bị (tùy theo dung lượng dữ liệu tin nhắn đã sao lưu)
- Chỉ hỗ trợ Khôi phục trên thiết bị đã Sao lưu, nếu Sao lưu thiết bị này nhưng đăng nhập Khôi phục trên thiết bị khác sẽ không được.
- Không phù hợp Khôi phục tin nhắn khi bị mất, hard reset hoặc mua điện thoại mới.
2. Thông qua Google Drive
Tham khảo: Bài viết về Thủ thuật Zalo
Ưu điểm:
- Không chiếm dụng bộ nhớ thiết bị
- Lưu trữ bản sao lưu an toàn hơn
- Hỗ trợ Khôi phục trong mọi trường hợp (bị mất, hard reset hoặc mua điện thoại mới…)
Nhược điểm:
- Cần kết nối Zalo với tài khoản Google Drive
Hướng dẫn bật tính năng Sao lưu và khôi phục của Zalo
1. Sao lưu
Bước 1: Mở ứng dụng Zalo đăng nhập đúng tài khoản cần sao lưu tin nhắn, tại giao diện chính chuyển sang tab Thêm > bấm vào biểu tượng bánh răng thiết lập.
Bước 2: Tìm chọn mục Sao lưu & đồng bộ tin nhắn
Bước 3: Kích hoạt Tùy chọn Sao lưu & đồng bộ
Bước 4: Nếu có yêu cầu tạo mật khẩu bạn có thể bấm Tùy chọn khác > Không đặt mật khẩu cho bản sao lưu để bỏ qua.
- Mật khẩu sẽ bảo vệ bản sao lưu tin nhắn Zalo của bạn được an toàn hơn, tránh bị người khác phục hồi trái phép. Nếu đặt mật khẩu thì khi Phục hồi bạn cần nhập mật khẩu đã đặt cho bản sao lưu.
Bước 5: Ngay sau đó tiến trình tạo bản sao lưu sẽ diễn ra, bạn chỉ cần chờ đến khi hoàn tất với Bản sao lưu gần nhất hiện ra kèm thời gian và tên thiết bị mà thôi.
Về cơ bản, đến đây là tính năng Sao lưu và Khôi phục tin nhắn Zalo đã được kích hoạt thành công. Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro mất dữ liệu ở mức thấp nhất, bạn nên tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để kết hợp với chế độ sao lưu thông qua Google Drive.
Bước 6: Nếu có pop-up “Bạn có muốn sao lưu và đồng bộ ảnh lên Google Drive” thì hãy bấm Thêm Google Drive. Còn nếu không, trong giao diện hiện tại bấm vào mục Tài khoản Google Drive để đồng bộ ảnh.
Tham khảo: Cách nạp thẻ Liên Minh Huyền Thoại Tốc Chiến đơn giản
Bước 7: Chọn tài khoản Google Drive mà bạn muốn lưu trữ dữ liệu sao lưu. Dĩ nhiên nên chọn tài khoản Google Drive chính chủ và hãy ghi nhớ nó, sau này chúng ta sẽ truy cập lại phục vụ việc Khôi phục.
Bước 8: Trong pop-up “Zalo muốn truy cập tài khoản Google của bạn” hãy bấm nút Cho phép.
Bước 9: Ngay sau đó tiến trình sao lưu sẽ hoạt động một lần nữa. Sau khi hoàn tất bạn sẽ thấy tài khoản Google Drive của mình hiển thị ở dưới mục Tài khoản Google Drive để đồng bộ ảnh là thành công.
Lưu ý: Tính năng Sao lưu của Zalo sẽ tự hoạt động mỗi ngày, bạn chỉ cần kích hoạt và thiết lập các thao tác trên trong một lần duy nhất mà không cần làm gì thêm nữa.
2. Khôi phục
Sau khi kích hoạt tính năng Sao lưu, bạn có thể gỡ cài đặt Zalo hoặc thay đổi điện thoại sử dụng mà không bị mất dữ liệu tin nhắn nhờ tính năng Khôi phục. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Cài đặt Zalo và đăng nhập tài khoản đã kích hoạt Sao lưu.
Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, giao diện “Bạn có muốn khôi phục các tin nhắn cũ” cùng thông tin thời gian và thiết bị bên dưới.
Nếu bạn có sao lưu trên Google Drive, hãy kích hoạt tùy chọn Khôi phục ảnh từ Google Drive và chọn đúng tài khoản Google Drive đã Sao lưu trước đây.
- Trong trường hợp bạn không nhìn thấy tài khoản Google Drive (địa chỉ email) trong danh sách, bạn hãy bấm vào nút Thêm tài khoản rồi tiến hành đăng nhập.
Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình khôi phục và đồng bộ tin nhắn từ bản Sao lưu sẽ tiến hành kích hoạt. Bạn chỉ cần chờ trong giây lát là sẽ nhìn thấy các tin nhắn cũng như dữ liệu bên trong hiển thị trở lại.
Chúc các bạn thành công!!
Tham khảo: Tổng hợp link nhóm zalo bán hàng nhiều ngành nghề chất lượng hiệu quả