Tìm hiểu về tắc kè hoa và thằn lằn

Admin
Tắc kè hoa và thằn lằn là hai sinh vật thú vị, quen thuộc, được nhiều người chọn nuôi làm thú cưng. Cùng tìm hiểu những điểm đặc biệt và cách chăm sóc hai sinh vật này nhé.

Tắc kè hoa và thằn lằn là hai sinh vật thú vị, quen thuộc, được nhiều người chọn nuôi làm thú cưng. Cùng tìm hiểu những điểm đặc biệt và cách chăm sóc hai sinh vật này nhé.

Tắc kè hoa là con gì? Nguồn gốc tắc kè hoa?

Tắc kè hoa là một loài bò sát nổi tiếng với khả năng thay đổi màu sắc cơ thể dựa vào không gian và cảm xúc. Điều này giúp chúng ngụy trang, săn mồi và sinh tồn rất tốt trong thế giới tự nhiên. 

Theo những nhà sinh vật học, những con tắc kè hoa đầu tiên đã xuất hiện và tiến hóa cách đây 65 triệu năm, sau khi khủng long tuyệt chủng. Loài này được phát hiện đầu tiên ở giữa khu vực Châu Á. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khác cho thấy tắc kè hoa đã tồn tại cách đây 100 triệu năm và có nguồn gốc ở châu Phi. Nhìn chung, đây là loài sinh vật tồn tại trường tồn với thời gian.

Hình ảnh tắc kè hoa

Tắc kè hoa là con gì? Nguồn gốc tắc kè hoa?

Thằn lằn là con gì? Nguồn gốc thằn lằn

Thằn lằn là động vật thuộc họ tắc kè. Chúng được tìm thấy đầu tiên tại Đông Nam Á, hiện sinh sống chủ yếu tại nơi đây. Theo lịch sử và quá trình di chuyển của con người, thằn lằn đã có mặt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, trừ những khu vực có núi lửa hay băng tuyết. 

Bạn sẽ thường bắt gặp chúng ở những khe hở hoặc vết nứt trên tường nhà hay trần nhà. Phần lớn thời gian trong ngày, thằn lằn dành để kiếm ăn.

Hình ảnh thằn lằn

Thằn lằn là con gì? Nguồn gốc thằn lằn

Đặc điểm của tắc kè hoa

Đặc điểm hình thái của tắc kè hoa

  • Tắc kè hoa có cơ thể dẹt gần giống như hình tam giác, giúp chúng di chuyển dễ dàng qua các cành cây. Cấu trúc cơ thể hướng về mặt trời còn giúp loài này hấp thụ nhiệt hiệu quả hơn vào mỗi buổi sáng hoặc chiều. 

  • Lưng chúng thường có màu xanh xám nhạt, điểm thêm vài đốm vàng hoặc đỏ sáng ở trên; bụng màu trắng đục có thêm các chấm vàng. Điều đặc biệt là con đực thường có màu sắc loè loẹt hơn con cái. 

  • Đuôi tắc kè hoa khá dài, chiếm đến khoảng 30% chiều dài cơ thể. Bốn chi dài và linh hoạt, ngón chân có các lớp đệm dính giúp chúng bám chắc trên mọi bề mặt. Đôi mắt chúng như một cơ quan hoạt động “độc lập", có thể xoay 360 độ và quan sát 2 hướng khác nhau. 

Đặc điểm hình thái của tắc kè hoa

Đặc điểm hình thái của tắc kè hoa

Khả năng đổi màu

Tắc kè hoa thay đổi màu được là nhờ sự co giãn của các tế bào sắc tố trong da. Trung bình chúng có thể đổi được từ 5-7 màu tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng của chính môi trường chúng đang sống. Đây cũng là cách chúng bảo vệ bản thân và tấn công các con mồi, dần trở thành sát thủ trong thế giới tự nhiên.

Môi trường sống

Tắc kè hoa thường sinh sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là các khu rừng mưa nhiệt đới. Địa điểm ưa chuộng của chúng là trên cây, trong tảng đá, bụi rậm, hang, khe hở của các mái nhà,...

Tắc kè hoa ăn gì?

Khối lượng thức ăn hàng ngày của tắc kè hoa sẽ bằng khoảng 5% trọng lượng cơ thể. Thức ăn yêu thích của chúng là các loài côn trùng, chủ yếu là họ châu chấu, họ dế mèn, họ sát sành, họ gián… Các loài này rất dễ tìm, hoặc bạn có thể mua ở các cửa hàng với giá thành khá rẻ.

Sinh sản

Vào mùa sinh sản, chắc chắn bạn sẽ nghe được những âm thanh chúng gọi nhau như: “tắc kè, tắc kè”. Thông thường, chúng đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 10, chia thành 4 lứa. 

  • Đẻ trứng: Tắc kè hoa đẻ trứng, số lượng trứng mỗi lứa khác nhau tùy thuộc vào loài.

  • Ấp trứng: Trứng thường được đẻ trong các lỗ nhỏ trên cây hoặc dưới đất và ấp bằng nhiệt độ môi trường.

Vai trò của tắc kè hoa 

  • Trong tự nhiên: Tắc kè hoa đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng côn trùng, đồng thời là nguồn thức ăn của những loài khác, giúp cân bằng hệ sinh thái.

  • Đối với con người: Chúng vừa là loài thú cưng của nhiều người, vừa là đối tượng để các nhà khoa học nghiên cứu.

Những điều thú vị về tắc kè hoa bạn có thể chưa biết

  • Lưỡi dài và dính: Lưỡi của tắc kè hoa rất lợi hại, có vận tốc gần 100 km/h chỉ sau 1/100 giây. Nó được cấu tạo từ 3 thành phần chính bao gồm: xương, cơ và mô đàn hồi. Với chiếc lưỡi sát thủ và khả năng thay đổi màu da linh hoạt, tắc kè đã khẳng định được sức mạnh trong thế giới động vật.

  • Tuổi thọ: Tuổi thọ của tắc kè hoa tùy thuộc vào loài và điều kiện sống, có thể từ 5-10 năm hoặc hơn.

Lý do nên nuôi tắc kè hoa

  • Dễ nuôi: Tắc kè hoa là vật nuôi có sức sống mạnh và ít khi bị bệnh tật. Không chiếm nhiều diện tích không gian, chúng chỉ cần ở trong một chiếc lồng kính nhỏ. Thức ăn yêu thích của tắc kè hoa là các loài côn trùng, bạn dễ dàng tìm kiếm xung quanh nhà hoặc các cửa hàng thú cưng. 

  • Khả năng thay đổi màu sắc tùy theo môi trường và cảm xúc rất thú vị, bạn có thể hiểu rõ thú cưng của mình hơn. 

  • Việc quan sát chúng con có thể giúp bạn thư giãn và giảm stress.

Hình ảnh tắc kè hoa

Lý do nên nuôi tắc kè hoa

Kinh nghiệm, cách chăm sóc khi nuôi tắc kè hoa

Tắc kè hoa không giống chó và mèo, chúng vẫn còn mang bản chất hoang dã, không thích bị chạm vào nhiều. Vì vậy, nếu bắt đầu nuôi, bạn nên chậm rãi làm quen với chúng và sử dụng bao tay. Mỗi ngày, hãy vuốt ve chúng khoảng 15 phút để chúng dần quen. Bạn không nên đút đồ ăn bằng tay không vào thời gian này vì chúng có thể sẽ cắn bạn.

Dù không cần nhiều diện tích không gian, nhưng bạn vẫn nên chuẩn bị cho tắc kè chiếc chuồng khoảng 18*30 inch để chúng thoải mái leo trèo. Trong bể nuôi, dùng đèn chiếu sáng chuyên dụng UVB để giúp xương chắc khoẻ. Nhiệt độ môi trường lý tưởng sẽ là 8 – 30°C vào ban ngày và 20 – 25°C vào ban đêm. 

Chúng không thích ánh sáng nên hãy dùng một tấm màn để che phủ xung quanh và đặt chuồng ở nơi có nhiều cây xanh, râm mát. Trang trí thêm các cành cây, dây leo để chúng vừa leo trèo, vừa có thể ăn lá cây hoặc trú ẩn, đẻ trứng như môi trường tự nhiên bên ngoài. Bạn cũng nên phun sương tối thiểu 2 lần trong ngày để tăng độ ẩm cho chuồng. 

Bạn hãy tìm bắt các loại côn trùng, sâu bọ để sẵn vào bên trong chuồng. Trong chuồng nuôi nên bố trí một vài đĩa đựng nước để cho tắc kè uống. Đặc biệt, bạn phải làm vệ sinh thường xuyên, vì nếu chuồng nuôi bị ô nhiễm thì tắc kè dễ bị nhiễm khuẩn và chết.

Đặc điểm của thằn lằn 

Đặc điểm hình thái của thằn lằn

  • Lớp da khô, có vảy sừng bao bọc xung quanh, giúp thằn lằn tránh được tình trạng mất nước. 

  • Cổ dài, giúp chúng quan sát tốt hơn.

  • Mắt thằn lằn có mi cử động và có tuyến lệ để tránh khô mắt.

  • Màng nhĩ nằm sâu trong hốc tai giúp hướng âm thanh tốt, đồng thời bảo vệ được cơ quan quan trọng này.

  • Thân dài, đuôi rất dài giúp chúng chuyển động nhanh, linh hoạt, định hướng tốt và giữ được thăng bằng khi di chuyển. Kết hợp cùng vuốt sắc ở chân, thằn lằn dễ dàng bám vào mọi địa hình chúng đi qua.

Hình ảnh thằn lằn

Đặc điểm hình thái của thằn lằn

Môi trường sống

Thằn lằn là loài động vật thích nghi tốt, có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau, từ vùng khô hạn như sa mạc cho đến những nơi ẩm ướt hơn như rừng mưa nhiệt đới, từ vùng núi cao cho đến đồng bằng. Chúng chỉ không sống được ở những nơi khắc nghiệt như Nam Cực hoặc những dãy núi lửa. 

Thằn lằn có rất nhiều giống khác nhau, mỗi loài lại sở hữu những đặc điểm đặc biệt để thích nghi với môi trường của mình.

Thằn lằn ăn gì?

Thức ăn chính của thằn lằn là các loại côn trùng khá quen thuộc, dễ tìm kiếm như: ruồi, muỗi, ve sầu, gián, bướm, nhện,....Một số loài thằn lằn khác lại ăn tạp. Ngoài ăn thịt, chúng còn ăn cả các loại rau, hoa quả hoặc lá cây.

Sinh sản

Hầu hết các loài thằn lằn đều đẻ trứng, từ 5 - 10 quả 1 lần. Trứng thằn lằn được bảo vệ bởi một lớp vỏ cứng. Một số loài thằn lằn khác sau khi tiến hóa lại đẻ con.

Vai trò của thằn lằn

  • Trong tự nhiên: Thằn lằn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng côn trùng, đồng thời là thức ăn của các sinh vật khác như chim, rắn,... giúp hệ sinh thái cân bằng.

  • Với con người: Nhiều loài thằn lằn được nuôi làm thú cưng, đặc biệt là các loài có màu sắc sặc sỡ và hình dáng độc đáo, đem đến niềm vui cho mọi người. Chúng cũng là đối tượng nghiên cứu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như sinh học hay y học.

Lý do nên nuôi thằn lằn

  • Đa dạng loài, đa dạng chủng loại với màu sắc sặc sỡ khác nhau, cho bạn dễ dàng chọn lựa.

  • Dễ nuôi: Thằn lằn ăn rất ít, sống dai, có loài sống tốt dù bị bỏ đói 1 tuần. Chúng chỉ đi vệ sinh ở đúng một chỗ quen thuộc nên bạn sẽ dễ dọn dẹp hơn.

  • Thức ăn cho thằn lằn cũng tùy loại, nhưng khá dễ tìm kiếm. Nếu chúng ăn sâu, dế hay nhện thì có thể ra các cửa hàng thức ăn để mua.

Hình ảnh thằn lằn

Lý do nên nuôi thằn lằn

Kinh nghiệm, cách chăm sóc khi nuôi thằn lằn

Chuồng nuôi thằn lằn không chỉ là nơi ở thông thường, mà còn là một hệ sinh thái thu nhỏ. Bạn cần chuẩn bị vài chiếc hang đá hoặc gỗ cho thằn lằn trú ẩn, đặt hang ở chỗ nhiều ánh sáng, diện tích rộng, gần các nguồn nhiệt để chúng phơi nắng. 

Đtạo không gian sống tự nhiên, bạn có thể thêm một số loại cây vào chuồng, cao khoảng 5 cm. Nên chọn cây có lá dày, màu sẫm vì chúng bền hơn trong điều kiện nuôi nhốt. 

Hầu hết thằn lằn hoạt động ban ngày và cần nguồn nhiệt để sưởi ấm cơ thể. Vì vậy, đèn sưởi hay đèn UVB là thiết bị không thể thiếu. Tùy theo điều kiện địa lý và nhiệt độ trong nhà, hãy chọn bóng đèn phù hợp để tạo điểm nóng khoảng 35-38°C, với thời gian chiếu sáng khoảng 10 giờ mỗi ngày. Ban đêm, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ giảm xuống còn 25°C.

Môi trường ẩm ướt rất quan trọng cho quá trình lột da và điều hòa các chức năng cơ thể của thằn lằn. Chúng thích ngâm mình trong nước và có thể hấp thụ độ ẩm từ những giọt nước đọng trên thành chuồng.

So sánh tắc kè hoa và thằn lằn 

Tắc kè hoa

Thằn lằn

Ngoại hình

  • Cơ thể dẹt, hình tam giác 
  • Lưng màu xanh xám nhạt, nhiều nốt sần Đuôi dài, chiếm 30-40% chiều dài cơ thể Chi dài, ngón chân có đệm dính 
  • Khả năng đảo mắt 360 độ
  • Da khô, có vảy sừng 
  • Cổ dài 
  • Mắt có mi cử động 
  • Chân có vuốt sắc 
  • Thân dài, đuôi dài

Môi trường sống

Chủ yếu ở các khu rừng mưa nhiệt đới, trên cây, bụi rậm

Đa dạng môi trường, từ sa mạc đến rừng mưa

Thức ăn

Côn trùng nhỏ (ruồi, muỗi, châu chấu...)

Côn trùng nhỏ, một số loài ăn tạp

Sinh sản

Đẻ trứng

Đa số đẻ trứng, một số loài đẻ con

Tính cách

Cần môi trường sống ổn định, thích nghi với điều kiện nuôi nhốt

Tương đối dạn dĩ, dễ thích nghi

Giá tiền

100.000 đến 18 triệu đồng một con tùy kích thước và chủng loại

Từ 1 - 80 triệu, giá dao động nhiều dựa trên chủng loại và màu sắc của thằn lằn

Câu hỏi thường gặp

Nuôi tắc kè hoa trong nhà có tốt không?

Việc nuôi tắc kè hoa trong nhà có thể mang lại nhiều niềm vui cho người nuôi, nhưng bạn cần cân nhắc kỹ các yếu tố sau:

  • Điều kiện sống
  • Chuồng nuôi
  • Ánh sáng
  • Thức ăn
  • Thời gian chăm sóc
  • Chi phí
  • Kiến thức

Cách nuôi tắc kè hoa đổi màu?

Màu sắc của tắc kè hoa thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cảm xúc
  • Nhiệt độ 
  • Ánh sáng

Để giúp tắc kè hoa đổi màu đẹp hơn, bạn có thể:

  • Tạo môi trường sống đa dạng: Cung cấp nhiều vật thể cho tắc kè leo trèo và ẩn nấp.
  • Thay đổi nhiệt độ và ánh sáng: Tạo ra những thay đổi nhẹ để kích thích tắc kè thay đổi màu sắc.
  • Cung cấp chế độ ăn uống cân đối: Đảm bảo tắc kè được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Tắc kè hoa giá bao nhiêu? 

Giá tiền tắc kè hoa sẽ trong khoảng 100.000 đến 18 triệu đồng một con tùy kích thước và chủng loại.

Thằn lằn giá bao nhiêu? 

Giá tiền thằn lằn cảnh sẽ trong khoảng 1 - 80 triệu, giá dao động nhiều dựa trên chủng loại và màu sắc của thằn lằn

Cách nuôi thằn lằn cảnh?

Cách nuôi thằn lằn cảnh tương tự như tắc kè hoa. Bạn cần chuẩn bị:

  • Chuồng nuôi: Đảm bảo đủ rộng, có độ ẩm và nhiệt độ ổn định.
  • Thức ăn: Tùy thuộc vào loài thằn lằn mà chúng sẽ có sở thích khác nhau, tuy nhiên chủ yếu chúng thích côn trùng.
  • Nước uống: Đảm bảo nước sạch.

Lưu ý:

  • Tìm hiểu về loài: Mỗi loài thằn lằn có đặc điểm sinh học và yêu cầu chăm sóc khác nhau.
  • Chuẩn bị chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải đủ rộng, tương tự với môi trường tự nhiên để thằn lằn thoải mái hoạt động.
  • Cung cấp thức ăn: Thức ăn cho thằn lằn cảnh có thể là côn trùng, trái cây hoặc rau xanh.
  • Vệ sinh chuồng nuôi: Vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh.

Kết luận

Mặc dù có nhiều đặc điểm hấp dẫn, tắc kè hoa và thằn lằn đang đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sự sống còn. Chúng ta cần chung tay bảo vệ những loài bò sát này để bảo vệ sự đa dạng sinh học của hành tinh. Đồng thời, trước khi quyết định nuôi, cần tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc điểm, nhu cầu sống của từng loài để chăm sóc chúng thật tốt.

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)