KỸ THUẬT TRỒNG BẮP NẾP Trắng CHI TIẾT CHO NĂNG SUẤT GẤP 2 LẦN một mùa

1. Tìm hiểu về bắp nếp Bắp là loại cây trồng ngày ngắn, có thể trồng được trên nhiều loại đất, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, giữ nước tốt. Độ pH của đất tốt nhất cho cây bắp phát triển là 5,5-7,0.

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/19153313971/

https://blogtinhoc.edu.vn/

Kỹ thuật trồng bắp nếp - Trọn bộ kiến thức chia sẻ cách trồng ngô nếp hiệu quả nhất

1. Tìm hiểu về bắp nếp

Bắp là loại cây trồng ngày ngắn, có thể trồng được trên nhiều loại đất, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, giữ nước tốt. Độ pH của đất tốt nhất cho cây bắp phát triển là 5,5-7,0.

Chiều cao của cây bắp khoảng 1m2-1m8, khả năng chống đổ ngã tốt nhờ bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh. Bộ lá gọn, khả năng thụ phấn tốt, chiều cao ra trái thấp, các trái trên cây phát triển đồng đều (tỷ lệ trái loại 1 > 95%).

Hình dạng trái thon dài, có râu, cờ xòe, vỏ bì mỏng bao kín trái, hạt bắp đóng múp đầu, các hàng hạt thẳng đều, hạt có màu trắng sữa. Hạt bắp nếp thơm, ngọt, dẻo, thích hợp để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: luộc, nướng, xào, nấu xôi, chè,...

Bắp nếp với đặc tính mềm dẻo, nên có thể dùng tinh bột bắp nếp làm hồ vải hoặc làm keo dán. Ngoài ra, hạt bắp nếp còn là nguyên liệu chính trong sản xuất bánh kẹo, rượu, cồn, tinh bột, điều chế acid acetic,...

Lõi bắp có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc chế ra chất cách điện, các chất dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa hóa học. Vỏ bắp, bẹ lá được tận dụng làm chất tốt, phân bón hoặc đan làm thảm, đồ thủ công mỹ nghệ,... 

Hiện nay, trên thế giới đã thống kê được bắp có thể chế biến thành 670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực – thực nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.

2. Kỹ thuật trồng bắp nếp

2.1. Chọn giống bắp nếp

Hiện nay, các giống có nhiều giống bắp nếp lai với nhiều ưu điểm như: Trồng được quanh năm, phù hợp với mọi loại đất, chống ngập úng, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh hại, kháng thuốc trừ sâu,... 

Những giống bắp nếp được bà con ưa chuộng hiện nay là: bắp nếp long khách, bắp nếp nù, bắp nếp 2 mũi tên đỏ,… Ngoài ra, tùy theo thị hiếu người tiêu dùng, bà con có thể lựa chọn giống phù hợp.

2.2. Trồng ngô nếp vào tháng mấy

Thời vụ gieo trồng là yếu tố khá quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Hầu hết các giống bắp nếp hiện nay đều có thể trồng được quanh năm. Nhưng để đạt đăng xuất cao nhất, thì cần chú ý tùy theo điều kiện thời tiết cụ thể của từng vùng miền, mà có thời vụ gieo trồng khác nhau.

2.2.1. Thời vụ trồng ngô nếp miền bắc
  • Vụ xuân: Gieo trồng quanh tiết lập xuân từ cuối tháng 1 cho đến cuối tháng 2.
  • Vụ hè: Từ giữa tháng 4 đến gần cuối tháng 5.
  • Vụ đông (hay thu đông): Thời điểm gieo trồng tốt nhất là từ đầu tháng 9 đến khoảng giữa tháng 10.
2.2.2. Thời vụ trồng ngô nếp ở các tỉnh miền trung
  • Vụ xuân: Gieo hạt giống bắp nếp từ tháng 1 đến tháng 2
  • Vụ hè: Gieo từ giữa tháng 4 đến tháng 6
  • Vụ thu: Gieo từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8
  • Vụ đông: trồng ngô nếp vụ đông từ đầu tháng 9 đến khoảng giữa tháng 10
  • 30/9 trên đất 2 vụ lúa.
2.2.3. Vùng đông nam bộ và các tỉnh đồng bằng sông cửu long
  • Gieo trồng thành vụ hè, vụ thu, vụ đông (thời điểm tương tự như các tỉnh miền trung).
  • Ngoài ra còn được trồng vào vụ xuân khi thu hoạch xong lúa nổi.

2.3. Chuẩn bị đất trồng

Như đã nói ở trên, bắp nếp không quá kén đất, có thể trồng trên đất thịt, đất thịt pha cát,... Đất trước khi trồng cần phải được làm sạch cỏ, cày xới, phơi ải khoảng 2 tuần cho tơi xốp, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển.

Bộ rễ của bắp nếp mọc nhiều và sâu, đất trồng cần được cày xới sâu từ 15 – 25cm. Đối với đất 2 vụ lúa, bà con nên xen kẽ trồng thêm ngô vụ đông, lên luống rộng khoảng 1m, cao 20-30cm, rãnh luống rộng 30 - 40cm. Còn nếu dùng đất màu thoát nước tốt có thể làm đất bằng.

2.4. Bón lót cho đất

Theo kỹ thuật trồng bắp nếp từ các chuyên gia chia sẻ thì việc bón lót cho đất trồng bắp rất quan trọng, vừa giúp loại bỏ sâu bệnh hại, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây đủ điều kiện phát triển suốt thời kỳ sinh trưởng.

Lượng phân bón lót tương đối nhiều, chiếm đến 70% tổng số phân bón cho bắp. Phân bón lót cho bắp nếp chủ yếu là phân chuồng đã hoai mục, phân hữu cơ, phân xanh và có thể kết hợp với phân vô cơ, phân lân, kali, đạm, vôi. 

Nếu thiếu phân chuồng bà con có thể thay thế bằng bèo hoa dâu cũng rất tốt, bón lót bằng bèo hoa dâu không những tăng năng suất mùa vụ, mà còn giúp cải tạo đất trồng.

Bà con có thể áp dụng nhiều cách bón lót như: vãi đều lên luống, bón vào hốc trồng, hay bón theo rạch. Cách tốt nhất để tiết kiệm phân là bón theo hốc, theo các rạch.

3. Cách trồng ngô nếp

Mật độ trồng ngô nếp trung bình thường khoảng 20-30kg hạt/ 1 ha đất. Khoảng cách giữa các cây là 20-30cm, khoảng cách giữa các hàng là 60-70cm.

Phương pháp trồng ngô nếp để nâng cao tỷ lệ hạt nảy mầm tốt nhất là phơi sơ qua nắng nhẹ, sau đó ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40-50oC) trong thời gian 4-5 giờ. Vớt hạt bắp ra rửa sạch và loại bỏ hạt lép nổi trên mặt nước. Để ráo nước rồi dùng khăn ẩm ủ hạt đến khi hạt nứt nanh, nảy mầm thì gieo trồng ra luống. 

Gieo hạt sâu 3 - 7cm (tuỳ theo độ ẩm của đất và thời tiết), mỗi lỗ gieo 2-3 hạt. Dùng bình ô doa tưới nhẹ ngay sau khi gieo hạt. Chờ khi cây lên 3-5 lá thật thì bắt đầu tỉa cây con. Mỗi gốc chỉ nên để 2 cây, loại bỏ các cây nhỏ yếu, dùng các cây yếu ở gốc này đắp sang các gốc không nảy mầm hoặc chỉ lên 1 cây. 

4. Cách chăm sóc cây ngô nếp

Trong kỹ thuật trồng bắp nếp thì cách chăm sóc có thể xem là yếu tố sống còn quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và cả chất lượng sản phẩm cuối cùng.

4.1. Tưới nước

Tưới nước là một trong những Ở giai đoạn cây từ lúc nảy mầm đến khi ra 3-4 lá và giai đoạn gần thu hoạch cây bắp cần rất ít nước, độ ẩm thích hợp chỉ khoảng 50-60% là được. Giai đoạn từ khi trổ cờ đến khi tạo hạt (khoảng 10 ngày trước khi trổ cờ đến 20 ngày sau khi trổ cờ), bắp cần tưới nhiều nước hơn, độ ẩm phải đạt từ 75-85%, nếu thiếu nước sẽ làm giảm năng suất bắp.

Tương tự như các loại cây trồng khác, bà con nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới lên luống, hoặc xung quanh gốc. Lúc cây còn nhỏ nên hạn chế tưới mạnh vào gốc cây, để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ còn non yếu.

4.2. Bón phân

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, bà con cần bón phối hợp cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ cho ngô. Đối với cây bắp, đạm là yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Ngoài ra, bà con cũng cần thường xuyên bón thêm các dạng phân chứa S như: supe lân và phân vi lượng Zn, để đảm bảo cho ngô đạt năng suất cao, phẩm chất tốt. 

Trên đất các loại đất bạc màu, đất xám, đất cát,... nghèo dinh dưỡng nên cần bón nhiều lân và kali sẽ có tác dụng tăng năng suất rõ rệt.

Bắp nếp có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, do đó bà con cần bón phân đúng lúc, kết hợp làm cỏ, xới đất và vun gốc cùng lúc với các đợt bón phân.

4.2.1. Bón thúc cho ngô

Lượng phân bón thúc dùng cho 1 ha đất trồng bắp nếp như sau: 250kg Urê, 450 – 500kg Super Lân, 100 – 120kg kali clorua. 

Cách bón thúc như sau:

  • Bón thúc lần 1 (sau khi gieo 10 ngày):  lượng phân bón cần dùng khoảng 50kg Urê, 20 – 25kg kali clorua. Bón cách gốc cây khoảng 15-20cm, xới nông làm sạch cỏ trên mặt luống, trước khi bón phân, vun đất nhẹ vào gốc để cây không bị đổ ngã.
  • Bón thúc lần 2 (khoảng 20 ngày sau khi gieo): đây là giai đoạn cây đang xoáy nõn chuẩn bị trổ cờ. Lượng phân bón cần  bón 100kg Urê, 40 – 50kg kali clorua. Trước khi bón phân, bà con cần làm sạch cỏ và vun gốc.
  • Bón thúc lần 3 (cách lần bón trước khoảng 15-20 ngày): sử dụng toàn bộ lượng phân còn lại. Cách bón tương tự như 2 lần trên.

Những lưu ý khi bón phân cho bắp

  • Khi trồng ngô vụ thu đông, mưa nhiều dễ gây ngập nước hoặc thời tiết lạnh rét, rễ phát triển kém (chân chì) khiến cây còi cọc. Bà con có thể kết hợp lân và đạm (lượng lân là chính) tưới cho cây giúp bộ rễ cây phát triển.
  • Quá trình bón thúc còn phải dựa vào giống, chất lượng đất, khí hậu, cũng như kỹ thuật trồng bắp nếp để xác định số lần bón, giai đoạn bón và liều lượng phân bón cho phù hợp.
  • Lựa chọn loại phân sử dụng để bón thúc phải dựa trên nguyên tắc chung là loại phân dễ tiêu, có hiệu quả nhanh như  phân hữu cơ thật hoai mục, phân đạm, tốt nhất là dùng phân dạng nước hoặc bón phân hòa tan tưới nước.
4.2.2. Sử dụng phân bón lá

Để cung cấp kịp thời các thành phần dinh dưỡng cho cây bắp trong từng giai đoạn sinh trưởng, bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá theo cách sau:

  • Sau khi gieo 10 ngày sử dụng phân HVP 6-4-4 K-HUMAT để tưới cho cây giúp cây phát triển bộ rễ tốt, hấp thu nhiều phân bón (có thể kết hợp với phân bón tưới cho lần bón thúc 1). Phun thêm HVP 1001.S (16-16-8) cho cây, để thân lá cây phát triển mạnh, giúp quang hợp tốt.
  • Trong lần bón thúc thứ 2, nên pha HVP 6-4-4 K-HUMAT để tưới cho cây, giúp cây phát triển bộ rễ tốt, hấp thu nhiều phân bón. Kết hợp phun thêm HVP 1001.S (20-20-15), giúp cây phát triển thân lá tốt, quang hợp tốt hơn.
  • Khi cây có loa kèn (giai đoạn bón thúc đợt 3) phun HVP 1601 (10.50.10) cho cây, để cây phân hóa mầm hoa tốt, giúp cờ và bắp phát triển khỏe, to mập, là cơ sở tốt để thụ phấn sau này.
  • Khi thấy 1 vài cây trong ruộng bắt đầu trổ cờ thì phun HVP-TĐT- Siêu Ra Hoa - Tăng Đậu Trái.
  • Khi đã thụ phấn xong (các râu bắp đã héo) phun HVP 401.N – SIÊU TO HẠT + HVP-TĐT- Siêu Ra Hoa – Tăng Đậu Trái. Giúp trái ra nhiều hạt, hạt chắc to đều.

4.3. Phòng trừ sâu bệnh thường gặp ở cây bắp

4.3.1. Phòng trừ sâu hại

Sâu đục thân: Để phòng sâu đục thân bà con có thể rải Basudin hay Regent hạt vào loa kèn khi bắp được 7-8 lá và giai đoạn trước khi bắp trổ cờ. 

Rầy mềm: Không nên trồng bắp với mật độ dày, vì như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rầy phát triển. Nếu mật số rầy ít không nên sử dụng thuốc vì rầy có nhiều thiên địch. Có thể sử dụng các loại thuốc Applaud hoặc Admire…

Sâu đục trái: phòng trị sâu đục trái bằng cách dùng giống kháng (giống có lớp vỏ trái dày và che phủ kín cả trái). Phun các loại thuốc trừ sâu gốc cúc như: Karate, Fastac,... 

Ngoài ra, còn có những loại côn trùng gây hại sống dưới đất khác như: sâu đất, sùng trắng, sùng bửa củi,… phòng ngừa bằng cách vệ khử trùng đất bằng các loại thuốc Basudin, Regent hay vôi...

4.3.2. Phòng ngừa bệnh hại

Bệnh đốm lá: sử dụng các loại thuốc sát khuẩn Maneb, Zineb hay Copper – zinc, Appencarb… để phòng trị.

Bệnh đốm vằn: thường dễ phát bệnh khi trời nóng ẩm và nóng (có sương mù), tốc độ lây lan rất nhanh, gây ra thiệt hại nặng. Phòng trị bằng Anvil, Bonanza, Rovral, Kitazin, phun lúc vừa phát hiện bệnh, 3-7 ngày phun một lần.

Bệnh rĩ: biểu hiện là các đốm bệnh làm thành những u nhỏ màu vàng đỏ, sau đó chuyển dần sang màu nâu sẫm như rĩ sắt ở phiến lá. Phòng trị bằng thuốc Copper, Maneb hay Zineb đều được.

Bệnh khô vằn: giai đoạn trước trổ cờ cần loại bỏ các lá già có vết bệnh ở gốc, nếu mưa nhiều, ẩm độ trong đất cao thì phun Validacine, Anvil.

5. Thu hoạch ngô nếp

Khoảng 60-65 ngày sau khi trồng là bắp nếp đã có thể cho thu hoạch. Nếu thu bắp tươi, thì thu hoạch sau phun râu khoảng 18 – 20 ngày (râu ngô khô, đen). Còn thu khô thì thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín tới, bẹ ngô khô, chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm. 

Với ngô tươi sau khi thu hoạch về cần sử dụng ngay. Sau khi thu hoạch ngô về  không nên chất thành đống vì ngô còn tươi độ ẩm cao dễ bị thối mốc.

6. Cách bảo quản bắp nếp sau thu hoạch

Thu hoạch vào những ngày khô, nắng, thu hái ngô về, trải mỏng ra sân để phơi khô. Nếu thu hoạch ngô vào mùa mưa, ít nắng thì khi thu hoạch về cần lặt râu, để phần đầu nhọn của trái bắp chúi xuống dưới đất, tránh nước mưa thấm vào bên trong làm bắp bị mốc. 

Do đặc điểm khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm, nên dễ phát sinh các loại nấm mốc, mối mọt, côn trùng gây gây hại cho trái bắp. Vì vậy, bắp nếp sau khi thu hoạch, cần được bảo quản đúng kỹ thuật để nâng cao giá trị sử dụng. Cách bảo quản bắp hiệu quả nhất là: 

6.1. Phơi khô

Việc phơi khô bắp là hình thức làm khô đơn giản, tiết kiệm nhất. Có thể phơi nguyên trái đến khi bắp ngô đạt được độ ẩm cần thiết. Trước khi phơi bà con cần sử dụng máy bóc bẹ ngô 3A của Công ty CPĐT Tuấn Tú để bóc sạch vỏ bẹ ngô rồi phơi nắng. 

Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi, bà con có thể sử dụng các loại máy sấy nông sản 3A để sấy khô nhanh hơn.

6.2. Cách bảo quản bắp

6.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, kho bảo quản

Để hạn chế tổn thất trong bảo quản, bà con cần phải trang bị các dụng cụ bảo quản như: 

  • Thùng chứa (chum, vại, thùng nhựa, thùng nhôm,…) có nắp kín; 
  • Bao đay hoặc bao dứa có lót lớp bao nilong bên trong; 
  • Hầm chứa, bể chứa được lót bạt hoặc tráng xi măng, lót gạch men, phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, không có mùi lạ.

Kho bảo quản nên làm kệ cách mặt đất khoảng 10cm, phải đảm bảo khô ráo, thông thoáng, có mái che, không bị dột, hay ẩm ướt, tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng, hay chuột, gián,... 

6.2.2. Bảo quản nguyên trái

Sau khi phơi khô, loại bỏ sạch tạp chất, phân loại bắp rồi cho vào các dụng cụ bảo quản. Đóng chặt nắp hoặc buộc kín miệng bao rồi xếp vào kho.

6.2.3. Bảo quản hạt ngô

Phơi thật khô rồi tiến hành tách hạt ngô ra khỏi lõi ngô, bà con nên sử dụng các loại máy tách hạt ngô 3A chuyên dụng để tiết kiệm thời gian. Loại bỏ các tạp chất và các hạt lép bằng cách sàng sẩy. Cho hạt bắp vào bao, thùng hoặc bể chứa

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng bắp nếp cho năng suất gấp 2 lần, được đúc kết chi tiết nhất từ các chuyên gia. Kỹ thuật trồng cây ngô nếp này đã được nhiều hộ gia đình tham khảo và áp dụng vào mô hình thực tế và mang lại kết quả bất ngờ cho bà con. Còn nếu như bà con đang có ý định trồng ngô nếp làm giàu nhưng lại chưa có kinh nghiệm trồng ngô nếp thì liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Admin

Link nội dung: https://blogtinhoc.edu.vn/ky-thuat-trong-bap-nep-trang-chi-tiet-cho-nang-suat-gap-2-lan-mot-mua-1736075707-a5331.html