03/05/2024 17:16
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, năm 2024 hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cao hơn trung bình mọi năm trước đây và cao hơn năm 2023. Thời gian qua nhiều nơi trên cả nước đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.
Tây Nguyên đang bước vào cao điểm của mùa khô, nắng nóng kéo dài khiến cho nhiều địa phương ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai lâm vào tình trạng thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Điển hình là cánh đồng gần 300 ha cây trồng của hơn 40 hộ dân thuộc các xã: Ayun Hạ, Ia Ake và thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện đang đối mặt với nguy cơ mất trắng do thiếu hụt nguồn nước tưới. Trong ảnh: Hàng trăm ha cây trồng trên cánh đồng thôn Đoàn Kết, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đứng trước nguy cơ mất trắng do hạn hán.
Hàng nghìn ha cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang dần khô héo vì hạn hán.
Tính đến ngày 15/4/2024 đã có hơn 2.000 ha cây trồng trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bị ảnh hưởng do hạn hán kéo dài. Toàn tỉnh có 858 công trình thủy lợi (trong đó có 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm). Đến nay, đã có 44 hồ đã cạn nước; 139 hồ có dung tích dưới 50%; 135 hồ có dung tích hiện tại còn từ 50% đến dưới 70%; 127 hồ có dung tích hiện tại còn trên 70%. Trong ảnh: Diện tích cây cà phê tại xã Ea Trul, huyện Krông Bông, Đắk Lắk bị ảnh hưởng do hạn hán kéo dài
Bình Thuận đang bước vào cao điểm mùa khô, nhiều địa phương phía Nam của tỉnh đang đối diện với tình trạng thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt nghiêm trọng. Nhiều hồ, đập thủy lợi, sông suối trên địa bàn đã cạn trơ đáy; 960ha cây trồng bị thiếu nước tưới, khô héo ảnh hưởng đến năng suất. Tronh ảnh: Hồ thủy lợi Ba Bàu (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đã ngừng cung cấp nước sản xuất từ ngày 4/4/2024, lượng nước ít ỏi còn lại để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân
Hơn 6.800 ha cây trồng của Bình Thuận bị ảnh hưởng khô hạn. Trong ảnh: Không có nước tưới, nhiều vườn thanh long tại Bình Thuận đã bị chết héo
Tình trạng nắng nóng kéo dài từ đầu năm đến nay khiến nhiều nhà vườn trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước bị thiệt hại. Thời tiết bất thường khiến trái non sầu riêng rụng, tỷ lệ đậu trái ít hơn mọi năm gây ảnh hưởng đến sản lượng.
Tính đến ngày 22/4/2024, tổng dung tích của 23 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn 168,72 triệu/417,70 triệu m3, chiếm trên 40% dung tích thiết kế. Theo dự báo, nếu hạn hán kéo dài, nhiều hồ không còn nước tưới, nhiều diện tích nông nghiệp trong tỉnh sẽ phải dừng sản xuất, nguy cơ thiếu đói sẽ xảy ra ở nhiều địa phương. Trong ảnh: Hồ Ông Kinh, ở huyện Ninh Hải khô cạn nguồn nước.
Theo dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, từ ngày 29/4 - 5/5/2024, lượng nước mặt trên sông Hậu chảy vào tỉnh giảm nhanh. Lượng nước mặt trên các sông, kênh rạch không đủ phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, nước nông nghiệp và công nghiệp. Đây là đợt khô hạn, thiếu nước mặt cao nhất trong mùa khô 2024. Trong ảnh: Tình trạng cạn kiệt nước ngọt gây ra khô hạn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Tình hình nước mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong mùa khô năm 2024 diễn biến phức tạp, cao điểm từ tháng 2-3/2024. Nhiều địa phương tại tỉnh Sóc Trăng như huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề,… đang đẩy mạnh công tác ứng phó hạn, mặn xâm nhập. Trong ảnh: Hệ thống cống ngăn mặn ở các huyện ven sông Hậu ở Sóc Trăng được đóng kín để ngăn mặn
Đã truy cập: 72,370,317
Đang Online: 238
Admin
Link nội dung: https://blogtinhoc.edu.vn/han-han-xam-nhap-man-nam-2024-1734609308-a424.html