Phân biệt hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt rét, sốt vi rút hay sốt phát ban thường hay bị nhầm lẫn với sốt xuất huyết. Để xác định chính xác, phụ huynh nên tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này.

Sốt rét, sốt vi rút hay sốt phát ban thường hay bị nhầm lẫn với sốt xuất huyết. Để xác định chính xác, phụ huynh nên tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này.

1. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, lây nhiễm qua vật chủ trung gian là muỗi vằn Aedes. Trong nghiên cứu lâm sàng, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gặp nguy hiểm và đối tượng trẻ em có nguy cơ mắc bệnh không kém người lớn. Hơn thế trẻ càng nhỏ hệ miễn dịch càng kém, nguy cơ nhiễm bệnh này càng cao hơn. Theo những phân tích trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trong giai đoạn bú mẹ được tăng cường hệ miễn dịch sẽ ít mắc sốt xuất huyết. Nhưng nếu độ tuổi này trẻ đã nhiễm bệnh thì biến chứng sẽ khó xác định và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Muỗi Aedes là vật thể trung gian truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết sang người. Khi muỗi hút máu người bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người khỏe mạnh vi rút Dengue sẽ xâm nhập cơ thể người khỏe dẫn đến lây bệnh. Tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị và cũng thường phát hiện sau khi phát bệnh nên thường nguy hiểm. Do vậy mọi đối tượng đều cần phòng tránh và điều trị bệnh sớm nhất có thể để giảm nguy cơ hạ huyết áp hay tử vong.

Dưới sự nguy hiểm của sốt xuất huyết, bác sĩ đã tiến hành phân tích đánh giá các giai đoạn phát triển của bệnh. Một người bệnh khi nhiễm sốt xuất huyết sẽ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ là giai đoạn khởi phát với những cơn sốt cao lên đến 39 40 độ.

Trong giai đoạn khởi phát, bệnh nhân ngoài sốt cao kéo dài 3 - 8 ngày sẽ có thể biểu hiện khác như đau nhức khớp, chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi. Ở trẻ nhỏ tình trạng sốt cao này là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện co giật. Sau khi các cơn sốt liên tục kéo đến trên da trẻ dã bắt đầu có chấm đỏ nhưng nằm phía dưới chưa lộ hẳn lên trên da. Những tình trạng bệnh nguy hiểm sẽ xuất huyết toàn cơ thể từ chân răng, đường tiêu hóa đến các vị trí trọng yếu khác.

Sau giai đoạn khởi phát, bệnh nhân bắt đầu đi đến giai đoạn nguy kịch. Giai đoạn nguy kịch của sốt xuất huyết hình ảnh tiểu cầu sau xét nghiệm có xu hướng giảm mật độ. Số lượng bạch cầu đồng thời cũng giảm và trẻ có thể mắc thêm biểu hiện rối loạn đông máu. Những tình huống rối loạn chỉ số huyết sẽ là nguyên nhân gây ra nguy cơ tử vong ở bệnh nhi sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy kịch thường kéo dài 3 - 6 ngày, bác sĩ phát hiện sớm thì nguy hiểm của trẻ sẽ giảm bớt và có cơ hội bình phục tốt hơn.

Qua giai đoạn nguy kịch, bệnh nhân sẽ đến giai đoạn phục hồi. Giai đoạn phục hồi là lúc bệnh suy yếu bệnh nhi cần nâng cao sức khỏe để cơ thể mau trở lại trạng thái khỏe mạnh. Trẻ sẽ giảm những cơn sốt thân nhiên trở lại bình thường và có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Lúc này, các chỉ số huyết học dần ổn định nếu được chăm sóc tốt khả năng bình phục sẽ tốt và giảm bớt biến chứng sau khỏi bệnh cho trẻ.

3. Phân biệt trẻ đang mắc sốt xuất huyết với các kiểu bệnh sốt khác

Một số bệnh nhi sốt cao có thể gây nhầm lẫn sốt xuất huyết. Vì thế sốt xuất huyết hình ảnh đầu tiên cần chú ý là nốt đỏ nổi dưới da có xuất hiện không. Bệnh nhi sốt rét không có phát hiện nốt đỏ trên da nhưng sẽ sốt cao như bệnh nhi sốt xuất huyết. Tuy nhiên thời gian sốt của giai đoạn khởi phát ở bệnh sốt rét thường kéo dài và bệnh nhân sốt rét sẽ có thêm biểu hiện ớn lạnh sợ gió khi mắc bệnh.

Giữa sốt xuất huyết với sốt vi rút, bệnh nhân có một điểm chung là đều nhiễm vi rút gây bệnh. Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và bệnh sốt vi rút đều xuất hiện nốt đỏ dưới da. Nốt xuất huyết khi sốt vi rút sẽ không biến mất khi đang làm căng da rồi để lại trạng thái cũ nhưng bệnh nhân sốt xuất huyết hình ảnh nốt xuất huyết dưới da chỉ xuất hiện khi ấn nhẹ làm căng vùng da rồi biến mất sau khi thả tay.

Sở dĩ sốt cao gây ảnh hưởng đến bệnh nhân khá nhiều nên khi bệnh nhân sốt cao đều dẫn đến chán ăn mệt mỏi và nôn. Điểm này khiến các dạng sốt thường gặp dễ bị nhầm lẫn khó phân biệt chính xác. Tuy nhiên trẻ em khi bị sốt nên đưa đi bệnh viện kiểm tra để làm thủ tục xét nghiệm phân loại bệnh. Một số xét nghiệm máu đã có thể sàng lọc và loại trừ các bệnh theo chỉ số công thức máu. Vì thế phụ huynh nên tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ để nắm rõ những vấn đề bệnh lý của con giúp điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

4. Lưu ý phòng chống nguy cơ mắc sốt xuất huyết cho trẻ em

Bệnh nhân từng bị sốt xuất huyết sẽ có thể mắc bệnh lại do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cách tốt nên làm chính là chăm sóc trẻ sau khi mắc bệnh và phòng tránh bệnh đúng cách để giảm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

4.1 Chăm sóc giúp trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục

Trẻ em thường hồi phục chậm hơn do lứa tuổi và ý thức mỗi bé. Vì vậy khi trẻ nhỏ mắc chứng sốt xuất huyết, phụ huynh cần lưu ý chăm sóc kỹ và quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Phụ huynh có thể tham khảo một số điều cần làm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết:

  • Theo dõi hạ sốt cho bé khi phát hiện có cơn sốt cao
  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt nếu trẻ sốt trên 39 độ thì cho uống thuốc hạ sốt
  • Nơi trẻ nghỉ ngơi thoáng mát sạch sẽ tránh có muỗi trong phòng
  • Cho trẻ uống nước ăn hoa quả để bù nước sau sốt
  • Trẻ không thể ăn bữa ăn lớn hãy chia nhỏ giúp trẻ dễ tiêu hóa và ăn ngon hơn
  • Những thực phẩm trẻ mắc sốt xuất huyết ăn nên giảm cay nóng và dễ tiêu hóa
  • Trẻ cần nghỉ ngơi tránh vận động khi đang bệnh

4.2 Phòng ngừa giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Với trẻ sau khi khỏi bệnh hoặc chưa từng nhiễm sốt xuất huyết phụ huynh đều nên lưu ý phòng ngừa bệnh cho trẻ. Một số nguyên tắc sau có thể hạn chế giảm thấp tối đa nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em:

  • Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ không để nước đọng trong thau chậu trong nhà
  • Những vị trí dễ sinh sôi của côn trùng nên xử lý và tránh cho trẻ lại gần
  • Khi ngủ nên mắc màn để tránh muỗi đốt
  • Định kỳ phun thuốc muỗi khử khuẩn
  • Cách lý trẻ với bệnh nhân đang nhiễm sốt xuất huyết.

Hình ảnh da bị sốt xuất huyết có thể gây nhầm lẫn với dạng sốt khác. Do vậy chỉ nên tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp. Khi con mắc bệnh cha mẹ nên mau chóng đưa đi bệnh viện kiểm tra để sàng lọc và điều trị sớm. Ngoài ra, mỗi phụ huynh nên trang bị cho bản thân những kiến thức phòng bệnh để tránh con bị mắc những căn bệnh nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Admin

Link nội dung: https://blogtinhoc.edu.vn/phan-biet-hinh-anh-benh-sot-xuat-huyet-o-tre-em-1735568706-a3630.html