Trẻ mấy tuổi thì nong bao quy đầu? Có những nguy cơ nào không?

Trẻ mấy tuổi thì nong bao quy đầu? Trẻ thường nong bao quy đầu khi còn nhỏ giúp giảm triệu chứng, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Xem ngay tại đây

Trẻ mấy tuổi thì nong bao quy đầu? Nong bao quy đầu giúp bao quy đầu có thể tụt xuống dễ dàng, từ đó cải thiện các triệu chứng và những “rắc rối” do hẹp bao quy đầu gây ra. Nhưng không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể nong bao quy đầu.

Trẻ mấy tuổi thì nong bao quy đầu

Nong bao quy đầu là gì?

Nong bao quy đầu là phương pháp phổ biến trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ. Nong bao quy đầu giúp lỗ bao quy đầu rộng ra, có thể dễ dàng tụt lên tụt xuống để lộ quy đầu. Để tăng hiệu quả cũng như giúp các động tác nong bao quy đầu diễn ra trơn tru, bác sĩ có thể kê thêm một số bôi trơn hoặc thuốc Corticosteroid.

Phương pháp nong bao quy đầu cho trẻ được chỉ định đối với các trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu mức độ nhẹ, có các triệu chứng tại chỗ hoặc viêm bao quy đầu tái phát (nong bao quy đầu sẽ được thực hiện sau khi chữa khỏi viêm bao quy đầu). Mặt khác, phương pháp này chống chỉ định với trường hợp trẻ có các biểu hiện sốt cao, co giật, bao quy đầu sưng đỏ, viêm bao quy đầu, viêm xơ tắc nghẽn bao quy đầu. (1)

Trẻ mấy tuổi thì nong bao quy đầu?

Trẻ mấy tuổi thì nong bao quy đầu? Bao quy đầu của trẻ có thể tự tụt xuống khi trẻ lớn hơn mà không cần nong bao quy đầu. Khi trẻ còn quá nhỏ, bao quy đầu thường sẽ không thể tụt xuống. Bình thường, bao quy đầu sẽ có thể dễ dàng tụt xuống để lộ quy đầu khi trẻ lớn hơn. Điều này giúp việc vệ sinh quy đầu dễ thực hiện hơn, loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn tích tụ ở quy đầu, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm ở quy đầu. 95% các trẻ trai sẽ tuột được hết da quy đầu ở lứa tuổi 3-5 tuổi.

Tuy nhiên, ở một số trẻ bị hẹp bao quy đầu, lỗ bao quy đầu quá nhỏ hoặc quá khít, không thể tụt xuống để vệ sinh được, có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và tư vấn điều trị hẹp bao quy đầu phù hợp. Do đó, nếu trẻ đã lên 5 – 7 tuổi nhưng bao quy đầu vẫn chưa thể tụt xuống được hoặc trẻ nhỏ hơn nhưng có các triệu chứng như phồng lên ở cuối dương vật khi đi tiểu, khó tiểu, sưng đau, có mùi hôi khó chịu ở vùng kín, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ.

Vì sao cần nong bao quy đầu cho bé?

Mục đích chính của phương pháp nong bao quy đầu là giúp bao quy đầu có thể tụt xuống dễ dàng, để lộ quy đầu ra ngoài. Từ đó, trẻ có thể vệ sinh sạch sẽ phần quy đầu và bao quy đầu, giảm nguy cơ mắc các bệnh ở vùng quy đầu, bao quy đầu. Một số vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi bao quy đầu quá hẹp, không thể tụt xuống phải kể đến như:

  • Viêm bao quy đầu: Bao quy đầu không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác tích tụ gây viêm.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Vi khuẩn tích tụ ở bao quy đầu sinh sôi mạnh mẽ, có thể xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng.
  • Nghẹt quy đầu: Da quy đầu bị tụt lên nhưng không thể đưa về vị trí cũ, siết chặt, gây sưng đau, nghẹt quy đầu.
  • Ung thư dương vật: Tình trạng viêm nhiễm quy đầu, bao quy đầu kéo dài có thể dẫn đến ung thư dương vật, trẻ cũng giảm nguy cơ nhiễm HPV khi được cắt bao quy đầu từ bé.
  • Hẹp bao quy đầu có thể ảnh hưởng đến việc cương cứng dương vật và giảm chất lượng cuộc sống cũng như quan hệ tình dục sau này.
Bao quy đầu bình thường và 4 mức độ hẹp bao quy đầu
Bao quy đầu bình thường và 4 mức độ hẹp bao quy đầu.

Có nên tự nong bao quy đầu cho bé không?

Bố mẹ chỉ nên nong bao quy đầu cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Các thao tác nong bao quy đầu bằng tay cũng như chăm sóc bao quy đầu trong quá trình điều trị hẹp bao quy đầu bằng cách nong bao quy đầu cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây các biến chứng không mong muốn. Do đó, bố mẹ không được tự ý nong bao quy đầu cho trẻ, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị phù hợp khi trẻ có các dấu hiệu, nghi ngờ hẹp bao quy đầu.

Quá trình nong bao quy đầu cho trẻ

Nong bao quy đầu cho trẻ có thể được thực hiện tại nhà với sự hỗ trợ của bố mẹ hoặc nong tại bệnh viện bởi các nhân viên y tế.

  • Nong bao quy đầu tại bệnh viện: Nong bao quy đầu tại bệnh viện thường được thực hiện nhanh chóng trong 3 – 5 phút, có gây tê cho trẻ khi thực hiện thủ thuật. Sau khi nong, trẻ có thể cảm thấy đau và rướm máu ở phần da quy đầu. Bác sĩ sẽ kê thuốc và hướng dẫn chăm sóc bao quy đầu tại nhà cho trẻ.
  • Nong bao quy đầu tại nhà: Trẻ nhỏ, hẹp bao quy đầu nhẹ và không có dấu hiệu viêm nhiễm vùng quy đầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn nong bao quy đầu tại nhà. Bố mẹ dùng ngón tay kẹp nhẹ vào đầu dương vật, kéo nhẹ bao quy đầu ra phía trước rồi tụt lại về phía sau, giữ nguyên tại vị trí này trong khoảng 30 giây rồi đưa bao quy đầu về vị trí cũ. Thực hiện thao tác này 2 – 3 lần/ngày và liên tục trong 1 – 2 tháng để nhận thấy kết quả. Vaseline, dầu bôi trơn hoặc một số loại thuốc Corticosteroid (Betamethasone 0.05%) thoa lên bao quy đầu để việc thực hiện các thao tác nong quy đầu dễ dàng hơn. Thời gian đầu khi mới nong bao quy đầu cho trẻ, bố mẹ cho thể cho trẻ ngâm trong thau nước ấm để dễ thực hiện.

Lưu ý: Các thao tác nong bao quy đầu cho trẻ cần được thực hiện nhẹ nhàng, không nóng vội gây tổn thương bao quy đầu và ám ảnh tâm lý trẻ. Mức độ kéo/nong bao quy đầu sẽ được tăng dần dần theo thời gian để trẻ làm quen với điều này. Sau khi bao quy đầu đã có thể tụt xuống hoàn toàn, việc nong bao quy đầu vẫn nên duy trì thêm một khoảng thời gian sau đó vì bao quy đầu vẫn có thể hẹp lại.

Nong bao quy đầu được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ
Nong bao quy đầu được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

Nguy cơ khi nong bao quy đầu cho bé

Nong bao quy đầu sai cách, nóng vội khi nong bao quy đầu cho trẻ có thể gây tổn thương và các biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu dương vật, rách bao quy đầu gây sẹo bao quy đầu.
  • Nghẹt bao quy đầu (Paraphimosis) là một tình trạng cấp cứu cần giải quyết cho trẻ.
  • Đứt dây thắng dương vật.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý.
  • Gây ám ảnh, tổn thương tâm lý.

Các chuyên gia khuyến cáo: “Nong bao quy đầu tại nhà cần được thực hiện đúng cách, nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương trẻ. Phụ huynh chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ khi thực hiện cũng như quan sát tình trạng sức khỏe trẻ sau khi nong bao quy đầu để có can thiệp sớm khi có bất thường.”

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tự nong bao quy đầu cho bé ngay tại nhà

Khi nào nên đến bệnh viện để nong bao quy đầu cho trẻ?

Thông thường, đối với trẻ có chỉ định nong bao quy đầu, trẻ sẽ được nong quy đầu lần đầu tại bệnh viện. Sao đó bác sĩ sẽ hướng dẫn nong bao quy đầu tại nhà. Khi nong bao quy đầu tại nhà, nếu tình trạng hẹp bao quy đầu không có dấu hiệu cải thiện sau khoảng 1 – 2 tháng, bố mẹ cần đưa trẻ quay trở lại bệnh viện để được bác sĩ thăm khám lại.

Địa chỉ khám hẹp bao quy đầu ở trẻ em đáng tin cậy

Khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM là một trong những cơ sở thăm khám, điều trị bệnh cho trẻ em được nhiều bố mẹ tin tưởng và lựa chọn. Được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh giúp “xóa tan nỗi ám ảnh” của trẻ mỗi khi đến thăm khám tại bệnh viện, đồng thời cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh thân thiện, hiệu quả và tối ưu nhất:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội nhi và Ngoại nhi.
  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc chuyên dụng cho thăm khám Nhi khoa.
  • Có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho trẻ.
  • Luôn cập nhật các kỹ thuật thăm khám, điều trị mới nhất, hạn chế xâm lấn và kháng sinh.
  • Nhân viên chăm sóc, phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.
  • Dịch vụ thăm khám, điều trị bệnh đa dạng.

Với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cùng các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Ngoại Nhi, phòng khám Ngoại Nhi thuộc khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh đã điều trị thành công nhiều ca bệnh ở trẻ, như:

  • Bệnh lý vùng rốn, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em, hẹp bao quy đầu ở trẻ, tinh hoàn ẩn, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
  • Dư ngón, dính ngón, ngón tay cò súng (ngón tay bật), nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay, chai mắt cá chân, móng quặp ở trẻ em.
  • Nang nhầy môi dưới, rò vùng cổ – ngực bẩm sinh, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa Vaccine lao.
  • Dính thắng lưỡi, dính thắng môi trên (hãm môi trên bám thấp), các u nhú – kén nhầy khoang miệng…
  • Bệnh ngoại nhi tổng quát: thoát vị rốn, thoát vị thành bụng, bệnh lý lồng ngực (lõm ngực, thoát vị hoành bẩm sinh…)
  • Bướu máu, bướu mạch bạch huyết kén mô mềm, các u vùng đầu mặt cổ kích thước nhỏ, áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn… cũng như các bệnh Ngoại khoa khác ở trẻ em.
  • Tư vấn trước – sau sinh và điều trị các bệnh lý dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Trẻ mấy tuổi thì nong bao quy đầu? Nong bao quy đầu cho trẻ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và yêu cầu thực hiện đúng cách, tránh gây các tổn thương cũng như biến chứng do nong bao quy đầu. Trẻ sau khi nong bao quy đầu cần được chăm sóc cẩn thận và thăm khám định kỳ, đặc biệt cần thông báo ngay cho bác sĩ khi có bất thường.

Trần Thu Uyên

Link nội dung: https://blogtinhoc.edu.vn/tre-may-tuoi-thi-nong-bao-quy-dau-co-nhung-nguy-co-nao-khong-1724325009-a117.html