Cùng với Tì Hưu, Thiềm Thứ, Kỳ Lân… Nghê là linh vật quen thuộc trong đời sống văn hoá của cộng đồng người Việt. Nghê là linh vật thuần Việt, cũng là linh vật đặc trưng của người Việt từ xa xưa. Nghê có nét giống sư tử hoặc Kỳ Lân nhưng lại mang thân hình của loài chó. Nghê là sự kết hợp của thân chó với đầu kì lân và móng vuốt của rồng. Những người không hiểu biết rõ sẽ bị nhầm lẫn giữa Nghê và Tì Hưu.
Sở dĩ Nghê mang đặc trưng văn hoá của người Việt là vì nó được hình tượng hoá từ loài chó. Chó là loài vật thân thuộc, gần gũi với con người. Chó như một người bạn thân, người đầy tớ trung thành giúp gia chủ bảo vệ nhà cửa, phòng kẻ gian và chống thú giữ.
Dần dần với tạo hình chó hoá đá, linh vật Nghê ra đời với nhiều chi tiết sống động. Đầu giống kì lân, dáng thánh mảnh gióng chó nhưng lại có răng lanh giống rồng. Nhìn chung con nghê thể hiện sự uy nghi mạnh mẽ hơn loài chó.
Trong các truyền thuyết huyền thoại về các con vật của Việt Nam thì Nghê xuất hiện từ khoảng thế kỉ I trước công nguyên. Niên đại này tương đương với thời kì cuối của văn hoá Văn Lang.
Tương truyền rằng ngày xưa rồng sinh con thì đến đứa con thứ 8 thì co hình dáng đặc biệt. Đầu không có sừng, chân như chân sư tử, đuôi dài, toàn bộ toát lên vẻ hùng mạnh, dữ dội. Có sức mạnh chống lại các loại tà ma, ác quỷ.
Hình tượng con Nghê phong thuỷ bắt đầu từ đó, được đúc thành tượng đặt trước cổng mỗi nhà, chùa, miếu để trừ tà ma. Trong một vài trường hợp nghê thể hiện sự bề thế, đẳng cấp và địa vị của gia đình trong xã hội. Có lẽ vì thế mà ngày xưa, Nghê thường được đặt trước của triều đình, nhà quan.
Theo đời sống tâm linh của người Việt thì Nghê mang một ý nghĩa đặc biệt. Nếu sư tử đại diện cho sức mạnh, rồng, tì hưu hút tài lộc thì Nghê giúp canh gác và bảo vệ ngôi nhà. Chính vì vậy, con Nghê phong thuỷ rất được tin tưởng và săn lùng để trang trí. Và làm linh vật có ý nghĩa đặc biệt canh gác và bảo vệ những vùng đất linh thiêng, nhà cửa.
Nghê phong thuỷ có tác dụng ngăn chặn, xua đuổi tà ma, hung khí quấy nhiều nên thường được đặt ngay trước cổng. Bên cạnh đó nó cũng có tác dụng hoá giải, trấn trạch khí xấu nên hay được đặt ở ngã ba, nhà có đường cong hoặc vật nhọn đâm vào, giúp hạn chế những năng lượng xấu.
Trên đây là một số chia sẻ về hình tượng cũng như ý nghĩa hình tượng con Nghê trong phong thuỷ. Hi vọng qua bài viết này Đồ Gỗ XUANBAC sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc!
Admin
Link nội dung: https://blogtinhoc.edu.vn/index.php/hinh-tuong-con-nghe-trong-phong-thuy-co-y-nghia-gi-1735751409-a4241.html