Học Sửa Xe Điện - Cấu Trúc Cơ Bản Của Xe Điện- Phần 2

Nắm rõ các cấu trúc cơ bản sẽ giúp quá trình học sửa xe điện trở nên đơn giản, một số bộ phận quan trọng không thể thiếu trong xe điện.

Để xe máy điện có thể vận hành êm ái và mượt mà trên nhiều cung đường; các bộ phận phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Cấu trúc cơ bản của xe điện gồm các bộ phận bên ngoài và những bộ máy bên trong. Hãy cùng tìm hiểu một số bộ phận để xe có thể vận hành mà các học viên học sửa xe điện cần đặc biệt lưu ý. 

Các cấu trúc cơ bản giúp xe chạy mượt mà và vận hành êm ái trên mỗi chuyến đi. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà xe không thể thiếu. Sau đây là một số bộ phận cấu trúc có tại hầu hết các loại xe điện hiện nay. 

Công tắc ngắt phanh

Bộ phận này có cấu tạo không quá phức tạp; các bạn học sửa xe điện có thể dễ dàng làm quen sau khi tiếp xúc trực tiếp các lần đầu. Chúng chỉ là một mạch điện với chức năng bật tắt. Bộ phận này hoạt động với cơ chế, khi bóp phanh sẽ ngắt dòng điện gửi đến IC. Đây là tín hiệu báo với IC rằng đã chạm đến giới hạn ga tối đa mà xe sẽ đạt được.

Công tắc ngắt phanh
Công tắc ngắt phanh

Xem thêm: Học Sửa Xe Điện – Cấu Trúc Cơ Bản Của Xe Điện – Phần 1

Ổ khóa điện

Ổ khóa điện có cấu tạo là bảng mạch đóng mở điện, có chức năng đóng mở công tắc nguồn của xe, cung cấp hoặc ngắt nguồn năng lượng. Ngoài ra, bộ phận này còn có thể bật tắt hệ thống đèn xe, màn hình hiển thị, còi và xi nhan. Chúng còn quyết định việc cung cấp điện cho IC để xe có thể nổ máy và vận hành. 

Một số xe điện có hai chế độ khác nhau như những xe có bàn đạp thì khi mở một nấc hệ thống sẽ hiển thị và nấc thứ hai mới bắt đầu cung cấp điện cho IC. Có thể hiểu từ nấc thì hai thì hệ thống xe mới được khởi động. Hiện nay, các xe mới ra mắt thường tối ưu hóa khi có thể khởi động xe chỉ với một nấc. 

Khóa chống trộm

Đây là bộ phận quan trọng giúp báo động khi có các tác động ảnh hưởng lên xe. Chúng có chức năng chính là tự động khóa xe và gửi đi tín hiệu báo động. Nên sử dụng các loại khóa từ để bật xe, xác định vị trí để xe hoặc tắt các chế độ có trên xe của bạn. 

Bộ khóa chống trộm
Bộ khóa chống trộm

Đổi nguồn

Bộ đổi nguồn có cấu tạo là một mạch giảm áp, biến đổi hiệu điện thế dòng điện từ 48V lên 60V hoặc 12V; phù hợp với nhu cầu của từng bộ phận khác trên xe như đèn, xi nhan,… Nếu các bộ phận này gặp vấn đề thì học viên học sửa xe điện cần lưu ý kiểm tra vấn đề tại bộ đổi nguồn. 

Có nên học sửa xe điện không?

Nhiều bạn vẫn đang lăn tăn với câu hỏi: Có nên học sử xe điện hay không và tại sao lại nên học ngành này. Sau đây là một số lý do giúp bạn tìm thấy câu trả lời thích hợp nhất cho bản thân.

  • Sắp tới, xe điện sẽ trở nên phổ biến và được ưa chuộng; bởi nó góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác nhân ảnh hưởng đến con người. Chính vì thế, nhu cầu sửa chữa xe điện sẽ tăng nhanh trên cả nước. 
  • Học nghề sửa xe điện không yêu cầu bằng cấp và không mất quá nhiều thời gian để ra nghề. Học viên cần đảm bảo có thể xác nhận lỗi và xử lý hiệu hiệu quả là đã có thể nhận việc. 
  • Hiện nay, ngành nghề này mang lại mức thu nhập đáng kể, mức lương hoàn toàn có thể chạm đến mốc 40 triệu/tháng. 
  • Khi đã nắm rõ các bộ phận cũng như cơ chế hoạt động thì các bạn có thể kết hợp với việc bán các phụ kiện của xe.
Lưu ý khi học sửa xe điện cho anh em
Lưu ý khi học sửa xe điện cho anh em

Nên lưu ý gì khi học sửa xe điện?

Khi đã quyết định học xe điện; các học viên cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình học hiệu quả hơn:

  • Lựa các địa điểm giảng dạy sửa xe điện uy tín, chất lượng. Tránh các nơi chỉ dạy không bài bản và không có cơ hội được thực hành trực tiếp nhiều.
  • Trước khi sửa chữa học viên cần nắm rõ cấu trúc cơ bản của xe điện và cơ chế hoạt động; để có thể dễ dàng xác định nguồn gốc hư hại.
  • Sử dụng các công cụ và thiết bị hỗ trợ đúng cách; tránh làm ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên xe. 
  • Học cách kiểm tra và chẩn đoán các vấn đề phổ biến; mà các loại xe điện thường gặp phải ở hệ thống điều khiển, hệ thống pin, động cơ xe,…

Xem thêm: Tốc độ tối đa của xe điện Xmen – Bao nhiêu km/h?

Kết luận 

Các bộ phận trong ngoài phối hợp nhịp nhàng đã giúp xe điện có thể hoạt động tốt; trên nhiều địa hình khác nhau. Mỗi bộ phận có cơ chế hoạt động khác nhau nhưng đều góp phần tối ưu quy trình xe vận hành. Chính vì thế, các học viên học sửa xe điện cần phải nắm rõ để tránh ảnh hưởng đến những bộ phận khác khi tiến hành xử lý lỗi. Nếu có câu hỏi thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận, EVBattery sẽ giải đáp cho bạn.

Admin

Link nội dung: https://blogtinhoc.edu.vn/index.php/hoc-sua-xe-dien-cau-truc-co-ban-cua-xe-dien-phan-2-1735173008-a2308.html