Những hình ảnh còn mãi với thời gian của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Admin

Những hình ảnh còn mãi với thời gian của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh của Người còn sống mãi trong trái tim của nhân dân Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa trên toàn thế giới.

Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2019) là dịp để chúng ta thêm một lần tự hào về Bác. Với tất cả niềm tin yêu và lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nguyện đoàn kết một lòng, xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, đất nước của thời đại Hồ Chí Minh.

Tham dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours, ngày 26-12-1920 với tư cách là đại biểu Đông Dương, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Ngày 5-6-1911, tại cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) quyết tâm ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ''Tuyên ngôn Độc lập" tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Ngày 19-9-1954, tại sân Đền Giếng trong Khu di tích Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), trước khi về tiếp quản Thủ đô, cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn Quân tiên phong - Sư đoàn 308 được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật. Người căn dặn: ''Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". (Ảnh: Đinh Đăng Định/TTXVN)

Cuối tháng 9-1953, tại bản Tỉn Keo, An toàn khu Định Hóa (nay thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị bàn kế hoạch tác chiến chiến cục Đông Xuân 1953-1954 và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp tại Đông Dương. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Sáng sớm ngày 16-9-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông để quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không ngại khó khăn, nguy hiểm ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến đấu là nguồn động viên to lớn, làm nức lòng quân và dân ra sức thi đua ''giết giặc lập công'' đưa chiến dịch đến toàn thắng. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Đoàn đại biểu học sinh Trường Trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1956). (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người sáng lập, vừa là người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân; lấy ''thượng tôn pháp luật'' làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Người đứng đầu Ủy ban soạn thảo 2 bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959; ký lệnh công bố hoặc ban hành 16 luật và 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác. Trong ảnh: Ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký‎ Sắc lệnh số 1, công bố Hiến pháp mới năm 1959 - Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở nước ta. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào và dày công vun đắp, xây dựng cho mối quan hệ này ngày càng trong sáng, thủy chung, mẫu mực. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Chủ tịch Lào Souphanouvong tại Chiến khu Việt Bắc, năm 1958. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3-9-1945. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sớm đặt vấn đề mở rộng quan hệ của Việt Nam với các nước theo hướng đa phương và đa dạng. Những nguyên tắc này là sự thể hiện sâu sắc tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại Việt Nam, tinh hoa văn hóa đối ngoại thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm gia đình Thủ tướng Jawaharlal Nehru nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Ấn Độ từ 5 đến 14-2-1958. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh ra Quân đội nhân dân Việt Nam, một đội quân ''Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh và nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Sự quan tâm của Bác với lực lượng vũ trang nhân dân, với Quân đội nhân dân là vô cùng lớn lao. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội, ngày 25-9-1966. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sớm đặt vấn đề mở rộng quan hệ của Việt Nam với các nước theo hướng đa phương và đa dạng. Những nguyên tắc này là sự thể hiện sâu sắc tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại Việt Nam, tinh hoa văn hóa đối ngoại thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Guinea Ahmed Sékou Touré ký Tuyên bố chung Việt Nam-Guinea, ngày 17-9-1960, tại Phủ Chủ tịch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng tập trung lãnh đạo củng cố miền Bắc về mọi mặt, trước hết phải khôi phục và nâng cao sản xuất nông nghiệp. Người cho rằng, nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12-1-1958. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Tư liệu ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1945 - 1954

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ Việt kiều tại Pháp, năm 1946. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ Việt kiều tại Pháp, năm 1946. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)

Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc

Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Hành chính kháng chiến (1948)

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Hành chính kháng chiến (1948)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác Đèo Khế, Thái Nguyên sang Tuyên Quang (1947)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác Đèo Khế, Thái Nguyên sang Tuyên Quang (1947)

Lán Hang Bồng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp

Lán Hang Bồng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ thực hiện khẩu hiệu: “Thực túc binh cường”, và hằng ngày Người dành thời gian tăng gia sản xuất

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ thực hiện khẩu hiệu: “Thực túc binh cường”, và hằng ngày Người dành thời gian tăng gia sản xuất

Nam Bộ

Nam Bộ

Miền Trung

Miền Trung

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc…”, đồng bào cả nước đã nhất tề đứng dậy chống thực dân Pháp xâm lược ở Hà Nội

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc…”, đồng bào cả nước đã nhất tề đứng dậy chống thực dân Pháp xâm lược ở Hà Nội

Hỏi và trả lời về công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (23/12/1946)

Hỏi và trả lời về công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (23/12/1946)

Ngôi nhà làng Vạn Phúc, Hà Đông, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)

Ngôi nhà làng Vạn Phúc, Hà Đông, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt quốc dân (3/11/1946)

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt quốc dân (3/11/1946)

Tại tòa thị chính ở Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam nhất định không bao giờ chịu làm nô lệ một lần nữa (9/1946)

Tại tòa thị chính ở Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam nhất định không bao giờ chịu làm nô lệ một lần nữa (9/1946)

Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Bắc Bộ Phủ năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Bắc Bộ Phủ năm 1946

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I – Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I – Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội

Chính phủ lâm thời (9/1945)

Chính phủ lâm thời (9/1945)

Tuyên ngôn độc lập - Bản được lưu hành ở Hà Nội ngay sau ngày 2/9/1945

Tuyên ngôn độc lập - Bản được lưu hành ở Hà Nội ngay sau ngày 2/9/1945

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc

Bút tích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946)

Bút tích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946)

Tư liệu ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 - 1969

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xem một tiểu phẩm của Diễn viên Điện ảnh Khóa I tại Xưởng phim Hà Nội (sau này là Hãng phim truyện Việt Nam) năm 1961. (Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xem một tiểu phẩm của Diễn viên Điện ảnh Khóa I tại Xưởng phim Hà Nội (sau này là Hãng phim truyện Việt Nam) năm 1961. (Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Đạo diễn, Quay phim, Diễn viên... tại Xưởng phim Hà Nội - Hãng phim truyện Việt Nam năm 1963. (Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Đạo diễn, Quay phim, Diễn viên... tại Xưởng phim Hà Nội - Hãng phim truyện Việt Nam năm 1963. (Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Người xem bia ghi danh các tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam, ngày 29/1/1960. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Người xem bia ghi danh các tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam, ngày 29/1/1960. (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trào Hòa bình Pháp thăm Việt Nam (15/3/1955)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trào Hòa bình Pháp thăm Việt Nam (15/3/1955)

“Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa” (Thơ Tố Hữu) (2)

“Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa” (Thơ Tố Hữu) (2)

“Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa” (Thơ Tố Hữu)

“Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa” (Thơ Tố Hữu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh bên ngôi nhà sàn, nơi Người đã sống và làm việc từ năm 1958 đến năm 1969 (2)

Chủ tịch Hồ Chí Minh bên ngôi nhà sàn, nơi Người đã sống và làm việc từ năm 1958 đến năm 1969 (2)

Chủ tịch Hồ Chí Minh bên ngôi nhà sàn, nơi Người đã sống và làm việc từ năm 1958 đến năm 1969

Chủ tịch Hồ Chí Minh bên ngôi nhà sàn, nơi Người đã sống và làm việc từ năm 1958 đến năm 1969

Người cuốc đất, trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch

Người cuốc đất, trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch

“Ngôi nhà sàn đơn sơ của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”

“Ngôi nhà sàn đơn sơ của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”

Chủ tịch Hồ Chí Minh quàng khăn đỏ cho đại biểu thiếu nhi Thủ đô đến chúc mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (1960)

Chủ tịch Hồ Chí Minh quàng khăn đỏ cho đại biểu thiếu nhi Thủ đô đến chúc mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (1960)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cầy đa tại Công viên Thống nhất mở đầu Tết trồng cây do Người phát động (11/1/1960)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cầy đa tại Công viên Thống nhất mở đầu Tết trồng cây do Người phát động (11/1/1960)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (22/12/1962)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (22/12/1962)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Lê Duẩn

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Lê Duẩn

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh vui đón Xuân Mậu Thân với các cháu nhi đồng (30/12/1967)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh vui đón Xuân Mậu Thân với các cháu nhi đồng (30/12/1967)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/11/1955)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/11/1955)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (5/11/1968)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (5/11/1968)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa III (20/5/1968)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa III (20/5/1968)

Một trang bản thảo bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (3/2/1969)

Một trang bản thảo bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (3/2/1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn thân mật tiếp Đoàn đại biểu công nhân khu mỏ Quảng Ninh tại Phủ Chủ tịch (15/11/1968)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn thân mật tiếp Đoàn đại biểu công nhân khu mỏ Quảng Ninh tại Phủ Chủ tịch (15/11/1968)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp gặp mặt các cán bộ cao cấp toàn quân (11/5/1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp gặp mặt các cán bộ cao cấp toàn quân (11/5/1969)

Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Xuân Kỷ Dậu (1969)

Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Xuân Kỷ Dậu (1969)


Nguồn: Tổng hợp


Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)