Các vết thương bàn tay thường có nhiều loại với nhiều triệu chứng cũng như cách xử trí khác nhau. Để phân biệt được cụ thể các vết thương bàn tay và cách để xử trí hợp lý. Mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Tổng quan về vết thương bàn tay
Vết thương ở bàn tay chính là một trong những trường hợp tổn thương rất thường gặp, phần lớn là do các tai nạn lao động với các tổn thương nghiêm trọng, có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, hạn chế cử động, động tác của người bệnh. Chính vì thế, việc điều trị cần diễn ra sớm, đúng và đầy đủ các bước. Nhờ sự tiến bộ của y học, ngày nay đã có chuyên khoa thực hiện phẫu thuật bàn tay.
Các vết thương bàn tay bao gồm tất cả những vết thương từ cổ tay cho đến các đầu ngón tay.
Dấu hiệu của các vết thương bàn tay
Theo đó, các vết thương bàn tay và vết thương ở lòng bàn tay sẽ được chia ra thành rất nhiều các cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào độ sâu, tính nghiêm trọng của vết thương, bao gồm:
Vết thương chỉ thương tổn da
Các vết thương bàn tay chỉ tổn thương da thường sẽ được đánh giá dựa trên diện tích vùng da bị mất là bao nhiêu, mất ở vùng nào và liệu có cần thực hiện vá da hay không. Đây là vết thương có mức độ nhẹ nhất trong các vết thương bàn tay.
Vết thương gây thương tổn mạch máu
Các vết thương bàn tay gây thương tổn đến mạch máu sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn. Các mạch máu nhỏ bị đứt sẽ không gây ra những biểu hiện nào quá nghiêm trọng mà chỉ bị chảy máu thông thường. Tuy nhiên, nếu các động mạch chính của ngón tay bị đứt thì có thể sẽ cần tiến hành khâu nối các mạch này, tránh để dẫn đến tình trạng hoại tử cả bàn tay.
Vết thương gây thương tổn thần kinh
Vùng bàn tay bị thương rất dễ khiến cho thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Để đánh giá nguy cơ tổn thương của thần kinh giữa, nên tìm vùng cảm giác. Lý do là bởi thần kinh trụ hay thần kinh quay rất ít bị tác động bởi các cơ ở vùng này.
Vết thương gây thương tổn gân
Nếu bị thương gây thương tổn đến gân thì cần phải qua vận động mới biết được cụ thể gân nào bị tổn thương, đứt gân.
Vết thương nghi đứt gân duỗi
- Khi bị thương dẫn đến đứt gân duỗi ở phần giữa của nong tay hay ở bàn tay thì tay sẽ không thể duỗi được đốt 1, 2. Ngược lại đốt 3 vẫn có thể duỗi bình thường nhưng sẽ ở trạng thái rất yếu do bị ảnh hưởng bởi tác động của cơ giun và cơ liên đốt.
- Trường hợp nguy hiểm hơn, nếu bị đứt gân duỗi ở chỗ bám tận, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ ngay để được xử lý vết thương kịp thời. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh duỗi tối đa đốt cuối và nẹp toàn bộ ngón tay để giúp hai đầu gân đứt dính lại với nhau. Sau khoảng 2 đến 3 tuần, gân sẽ liền lại.
Như vậy, các vết thương bàn tay hay ở lòng bàn tay không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe. Vết thương sâu có thể làm đứt các gân cũng như dây thần kinh ở bàn tay, thậm chí làm mất cảm giác hay khả năng vận động ở các ngón tay. Người bệnh cũng có thể bị mất máu, dẫn đến thiếu máu và nhiều cú sốc nguy hiểm đến tính mạng. Vì bàn tay có cấu trúc rất phức tạp, có chứa nhiều cơ quan, bộ phận quan trọng trong một không gian nhỏ. Do đó, việc sơ cứu, xử lý điều trị vết thương cho bàn tay cần tuyệt đối cẩn trọng, tránh để tay gặp phải nhiều những biến chứng nặng nề hơn.
Cách điều trị các vết thương ở bàn tay
Điều trị các vết thương ở bàn tay là việc không hề đơn giản, tay rất dễ bị nhiễm trùng vì hầu hết tai nạn xảy ra trong quá trình con người đang thực hiện các hoạt động sản xuất. Hơn nữa, việc này càng khó khăn hơn do có thể phải xử lý cả những tổn thương xuất hiện đồng thời. Để điều trị, chăm sóc vết thương hở đúng cách, trước tiên chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề như:
- Phục hồi chức năng cho bàn tay.
- Giúp tay lành lặn, không bị nhiễm trùng, sưng tấy hay mưng mủ sau khi kết thúc quá trình điều trị.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho bàn tay.
Với các vết thương bàn tay gặp phải tổn thương thông thường như trầy xước, hãy thực hiện các bước xử lý sau đây:
- Sơ cứu vết thương bàn tay, lòng bàn tay: Hãy gắp bỏ các dị vật trên miệng vết thương (nếu có), sau đó hãy tiến hành loại bỏ cát, bụi bẩn còn dính trên da. Sát khuẩn vết thương và sau đó băng lại. Nếu chảy máu nhiều, hãy đưa tay lên cao và băng ép. Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh toàn thân, tiêm huyết thanh chống uốn ván theo đường tiêm dưới da để hạn chế tối đa các biến chứng khác.
Ngoài ra, đối với các vết thương nặng, sau khi sơ cứu thì cần đưa người gặp nạn đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị vết thương ở lòng bàn tay, bàn tay. Điều này cần đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm kết hợp với nhiều chuyên khoa khác để thực hiện việc điều trị. Nhìn chung, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước bao gồm:
- Chuẩn bị các dụng cụ vô khảm, trang thiết bị phẫu thuật, gây mê nếu cần thiết.
- Bác sĩ sẽ tiến hành vô cảm cho bệnh nhân nếu gặp các tổn thương ở da, sát trùng đồng thời cắt lọc những tổn thương. Có thể tiến hành ghép da nếu các đầu ngón tay bị mất da. Nếu không tiến hành ghép da, sau này tay sẽ hình thành sẹo lồi gây co lại và dễ gây ra những cảm giác đau buốt, khó sử dụng tay.
- Nếu bị tổn thương gân duỗi, các bác sĩ sẽ khâu hai đầu gân lại ngay. Gân không lo bị dính do không có bao hoạt dịch, khâu xong thì bệnh nhân cần phải bất động ngón tay duỗi ở 140 - 150 độ trong thời gian khoảng 3 tuần.
- Đối với tổn thương gân gấp, các bác sĩ có tay nghề cao hơn mới có thể thực hiện do gân gấp sâu có đường đi xuyên qua gân gấp nông, khi khâu rất dễ bị dính lại làm cho tay không thể cử động. Ngoài ra, đứt gân gấp vùng ngón tay hay bàn tay dưới nếp gấp cũng rất khó khâu, trường hợp này nên chờ để tiến hành ghép gân.
Nếu gặp phải tai nạn chấn thương nặng ở bàn tay, việc quan trọng nhất đó chính là nhanh chóng gọi cấp cứu, đồng thời theo dõi dấu hiệu sống của người bệnh bao gồm nhịp thở, mạch cũng như ý thức của nạn nhân. Sơ cứu là một trong những việc không thể bỏ qua trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Như vậy, chắc hẳn qua bài viết này, bạn đọc đã rõ về các vết thương bàn tay và cách để xử trí. Với các vết thương phức tạp, có mức độ nghiêm trọng cao sẽ cần các bác sĩ có chuyên môn có kinh nghiệm tham gia điều trị. Sau quá trình điều trị, việc tập vận động rất quan trọng, nhất là vận động sớm các ngón tay. Vì thế, người bệnh hãy chủ động tập gập duỗi nhẹ nhàng ngón tay sau khi mổ vài ngày để sớm đưa tay về trạng thái khỏe mạnh bình thường.
Xem thêm:
- Dấu hiệu vết thương đang lành, nhiễm trùng và hoại tử
- Người bị vết thương hở ăn trứng được không? Một vài lưu ý