Kích thước vòng bụng của mẹ bầu sẽ thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn thai kỳ? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời bạn đọc cùng Huggies khám phá những hình ảnh thực thế về bụng bầu qua từng tháng của mẹ trong bài viết dưới đây nhé!
>>Tham khảo thêm:
- 19 dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần đầu quan hệ dễ nhận biết nhất
- Nhìn bụng biết có thai như thế nào? Cách nhận biết có thai
- Cách tính ngày rụng trứng sinh con trai tự nhiên
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng
Nhiều bà mẹ thường băn khoăn về sự phát triển của bụng bầu qua từng tháng, đặc biệt là bụng bầu 2 tháng hay bụng bầu 3 tháng trông như thế nào và liệu bụng đã bắt đầu to chưa. Dưới đây là hình ảnh bụng bầu qua các tháng mẹ có thể tham khảo:
Hình ảnh bụng bầu ở tuần 1
Theo bác sĩ, thai kỳ sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất, vì vậy trong tuần 1 mẹ vẫn chưa chính thức mang thai. Điều này có nghĩa là tinh trùng và trứng sẽ gặp nhau trong khoảng 1 đến 3 tuần đầu của thai kỳ. Chính vì thế, bụng của mẹ trong thời gian này sẽ không có bất kỳ thay đổi nào.
>> Tham khảo thêm:
- Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi
- Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh
Bụng của mẹ sẽ không có sự thay đổi nào trong tuần đầu thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu ở tuần 2
Trứng chỉ bắt đầu thụ tinh vào giai đoạn cuối của tuần thứ 2, vì thế trong thời gian này bào thai vẫn chưa hình thành. Ngoài ra, ở tuần thai thứ 2 mẹ chỉ có thể cảm nhận được kích thước vòng một tăng, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu,… mà không cảm nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở vòng hai.
>> Tham khảo thêm:
- Nhận Biết Mang Thai Con Gái: Dấu Hiệu Trong 3 Tháng Đầu
- 20 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm nhất
- Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung? 8 Dấu hiệu nhận biết
Kích thước bụng bầu 2 tuần không có sự thay đổi (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu ở tuần 3
Ở tuần thứ 3 của thai kỳ, thai nhi đã được hình thành và phát triển ở trong bụng của mẹ với kích thước đạt từ 0.35 - 0.6 mm. Tuy nhiên, kích thước bụng mẹ vẫn được giữ nguyên.
>> Xem thêm:
- Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?
- Có nên dự đoán giới tính của trẻ qua nhịp tim thai không?
Thai nhi dần phát triển ở tuần thứ 3 nhưng bụng mẹ vẫn không có sự thay đổi về kích thước (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu 1 tháng
Thai nhi 4 tuần tuổi sẽ có hình dạng giống hình tròn với chiều dài khoảng 0.01 - 0.02 cm. Trong tháng này, các bộ phận đầu tiên của thai nhi được hình thành là phần cổ và phần mặt, sau đó là đến mạch máu và tim. Vì kích thước của bé yêu khá khiêm tốn nên khi mang thai tháng đầu bụng thường sẽ không có quá nhiều thay đổi.
>> Tham khảo thêm:
- Thai nhi 5 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
- Thai nhi 6 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
- Sự phát triển thai nhi 7 tuần tuổi và thay đổi của mẹ
Hình ảnh bụng bầu của mẹ khi mang thai được 1 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu 2 tháng
Hình ảnh bụng bầu 2 tháng vẫn chưa lộ rõ. Kích thước thai nhi khoảng 2,54 cm, bụng bầu vẫn còn khá phẳng.
Thai 8 tuần tuổi sẽ bắt đầu hình thành tai và đầu mũi, đồng thời mắt, ngón tay, ngón chân và các nội quan như mô thần kinh, hệ xương, tủy sống, hệ tiêu hóa, não,… cũng dần xuất hiện. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ xuất hiện một số triệu chứng như ốm nghén, tim đập nhanh, ợ chua, ngực mềm. Đồng thời, nhu cầu sản xuất tế bào máu cũng tăng cao để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
>> Tham khảo thêm:
- Thai nhi 9 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
- Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?
- Thai nhi 11 tuần phát triển như thế nào, đã bám chắc chưa
Bụng bầu 2 tháng sẽ bắt đầu hơi nhô ra một chút so với tháng đầu tiên (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu 3 tháng (bụng bầu 12 tuần)
Bụng bầu 3 tháng có thể to lên một chút ở phần dưới, với kích thước thai nhi đạt khoảng 10 cm vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Đồng thời, các bộ phận của cơ thể thai nhi cũng gần như hoàn thiện. Có nhiều trường hợp, bé còn có thể đóng mở miệng, cử động ngón tay, ngón chân và hình thành các nướu răng. Ngoài ra khi thai được 12 tuần, hệ tuần hoàn và hệ tiết niệu của bé cũng phát triển.
Mẹ bầu sẽ bớt ốm nghén hơn khi kết thúc 3 tháng thai kỳ đầu tiên và bụng mẹ bầu sẽ bắt đầu lớn dần lên, nhô rõ hơn theo sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Ngoài ra, không có sự khác biệt rõ rệt giữa bụng bầu 3 tháng con trai và bụng bầu 3 tháng con gái.
>> Xem thêm:
- Thai 13 tuần phát triển như thế nào
- Thai nhi 14 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
- Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi trong bụng mẹ
Bụng bầu qua từng tháng của mẹ bắt đầu to dần khi mang thai được 3 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu ở tháng thứ 4
Bụng bầu 4 tháng của mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi rõ ràng hơn như cảm nhận được bụng to lên rõ rệt. Trong giai đoạn này, kích thước của thai nhi 16 tuần đạt từ 15 - 24 cm.
>> Tham khảo thêm:
- Dấu hiệu sự phát triển thai nhi 17 tuần tuổi khoẻ mạnh
- Sự phát triển thai nhi 18 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ
- Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sự thay đổi ở cơ thể mẹ
Hình ảnh bụng bầu của mẹ khi thai nhi được 4 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu 5 tháng (bụng bầu 20 tuần)
Ở tuần thai thứ 20 trở đi, kích thước của thai nhi tháng thứ 5 sẽ vào khoảng 25.4 cm. Vì thế, hình dáng bụng bầu 5 tháng của mẹ sẽ to cỡ một quả bưởi. Đây cũng là giai đoạn bé sẽ bắt đầu vận động nhiều hơn trong bụng mẹ. Mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp của bé rõ ràng hơn.
Nhiều mẹ bầu sẽ thắc mắc về sự khác biệt giữa bụng bầu 5 tháng của con trai và con gái, nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
>> Tham khảo thêm:
- Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi và những dấu hiệu thai khỏe mạnh
- Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi
- Sự phát triển thai nhi 23 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ
Kích thước bụng mẹ thay đổi khi thai nhi được 5 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu 6 tháng
Kích thước bụng bầu 6 tháng của mẹ sẽ tăng gấp đôi khi mang thai được 5 tháng. Đồng thời, kích thước thai nhi 24 tuần sẽ đạt khoảng 30cm. Tuy nhiên, bụng bầu 6 tháng của mẹ có kích thước nhỏ hay lớn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế, mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bụng chưa to.
>> Xem thêm:
- Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu thay đổi ra sao?
- Thai nhi tuần 26 phát triển như thế nào? Những thay đổi ở mẹ và bé
- Thai nhi 27 tuần tuổi: Sự thay đổi và phát triển ở em bé và mẹ
Bụng mẹ sẽ tăng lên đáng kể khi thai nhi được 6 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu 7 tháng
Thai nhi 28 tuần tuổi sẽ bắt đầu phát triển chậm lại. Ở những giai đoạn trước đó, bụng bầu qua từng tháng của mẹ sẽ to dần lên thì trong thời kỳ này, kích thước bụng bầu 7 tháng của mẹ chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng. Kích thước của thai nhi 7 tháng sẽ đạt khoảng 35.5 cm.
>> Tham khảo thêm:
- Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
- Sự phát triển của thai nhi tuần 30 và những thay đổi ở cơ thể mẹ
- Sự phát triển của thai nhi tuần 31 và lưu ý cho mẹ bầu
Hình ảnh bụng bầu 7 tháng của mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu ở tháng thứ 8
Bụng bầu 8 tháng của mẹ thường không tăng kích thước nhưng có thể trông to hơn một chút. Thời điểm này, kích thước của thai nhi 32 tuần sẽ đạt khoảng 45.7cm.
>> Xem thêm:
- Sự phát triển của thai nhi tuần 33 và thay đổi ở mẹ bầu
- Sự phát triển thai nhi 34 tuần tuổi và thay đổi của mẹ
- Thai nhi 35 tuần: Sự phát triển của bé và mẹ bầu cần lưu ý gì?
Kích thước bụng bầu của mẹ khi thai nhi được 8 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh bụng bầu 9 tháng
Bụng bầu 9 tháng của mẹ sẽ có kích thước lớn nhất khi thai được 9 tháng. Đồng thời, kích thước của thai nhi 36 tuần sẽ đạt từ 45 - 73 cm.
>> Xem thêm:
- Thai 37 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý gì cho mẹ
- Thai 38 tuần: Sự phát triển của bé, dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý
- Thai nhi 39 tuần đủ ngày chưa, dấu hiệu chuyển dạ là gì
Hình ảnh bụng bầu 9 tháng của mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hình dáng và kích thước bụng bầu
Thực tế, hình dáng và kích thước của bụng bầu không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của thai nhi mà còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau:
Số lần mang thai
Trong lần mang thai đầu tiên, bụng bầu thường nhỏ và gọn hơn do cơ bụng còn săn chắc, chưa trải qua quá trình giãn nở. Ngược lại, với những lần mang thai sau (bụng bầu con rạ), cơ bụng đã bị kéo giãn từ trước, dẫn đến bụng có thể lộ rõ sớm và trông to hơn.
Thể tích nước ối
Lượng nước ối xung quanh thai nhi sẽ thay đổi trong suốt thai kỳ và là yếu tố quan trọng quyết định bụng to hay nhỏ. Thường ở tam cá nguyệt thứ hai, lượng nước ối nhiều hơn, trong khi đến tam cá nguyệt thứ ba, lượng nước ối giảm dần, khiến bụng bầu có sự khác biệt về kích thước.
Tư thế thai nhi
Thai nhi bắt đầu chuyển động và thay đổi tư thế từ tam cá nguyệt thứ hai, điều này có thể làm bụng bầu thay đổi hình dạng. Đặc biệt, khi thai nhi quay đầu xuống dưới vào những tuần cuối, bụng mẹ sẽ nhô nhiều về phía trước, tạo cảm giác bụng lớn hơn.
Chiều cao của mẹ
Người mẹ cao thường có không gian trong bụng lớn hơn để thai nhi phát triển dọc theo chiều dài cơ thể, nên bụng bầu có thể trông nhỏ và ít nhô ra phía trước. Ngược lại, với mẹ có vóc dáng thấp, bụng có xu hướng nhô ra phía trước nhiều hơn, tạo cảm giác bụng tròn và nhọn.
Xem thêm:
- Thai nhi 40 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
- Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Mức độ to của bụng bầu qua từng tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. (Nguồn: Sưu tầm)
Các dáng bụng bầu phổ biến
Trong thai kỳ, hình dáng bụng bầu của bạn có thể thuộc vào một trong số các dạng phổ biến sau:
- Bụng bầu nhỏ: Bụng bầu nhỏ có thể do nhiều yếu tố, bao gồm thiểu ối hoặc lượng nước ối ít hơn bình thường.
- Bụng bầu to: Nguyên nhân thường do vị trí của thai nhi hoặc tình trạng đa ối (nhiều nước ối hơn bình thường), khiến bụng trông to hơn.
- Bụng bầu cao: Bụng bầu cao có thể là dấu hiệu bạn có cơ bụng săn chắc, giúp hỗ trợ thai nhi tốt hơn và bụng ít chảy xệ xuống phía dưới.
- Bụng bầu thấp: Bụng bầu thấp thường xảy ra ở các mẹ mang thai lần 2 hoặc 3, do cơ bụng đã giãn nở sau lần mang thai trước. Gần cuối thai kỳ, bụng thấp có thể là dấu hiệu thai nhi đã dịch chuyển xuống khung chậu, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
- Bụng bầu phình ra hai bên: Khi bụng phình ra hai bên, có thể thai nhi đang nằm ở vị trí ngôi ngang. Nếu bé không quay đầu về vị trí ngôi thuận trước khi sinh, bạn có thể phải sinh mổ. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể liên quan đến việc mẹ tăng cân quá mức trong thai kỳ.
Xem thêm:
- Mang thai 8 tháng bụng căng cứng nguy hiểm không?
- Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
Mỗi mẹ bầu sẽ có sự phát triển khác nhau, vì thế kích thước bụng bầu cũng sẽ khác nhau. (Nguồn: Sưu tầm)
Nhìn hình dáng đoán bụng bầu con trai và con gái có chính xác không?
Dân gian cho rằng bụng thấp và nhô ra phía trước là dấu hiệu bạn mang thai con trai, trong khi bụng cao và rộng sang hai bên là dấu hiệu mang thai con gái. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào xác nhận điều này. Hình dáng bụng bầu phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mẹ, bao gồm cơ bụng, chiều cao, và cân nặng trước khi mang thai. Phụ nữ có cơ bụng săn chắc thường có bụng bầu nhô cao, vì cơ bụng giúp nâng đỡ trọng lượng của thai nhi tốt hơn. Thay vì dựa vào hình dáng bụng để đoán giới tính, hãy tập trung vào việc theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Những câu hỏi thường gặp
Bụng bầu ngồi có ngấn không?
Khi ngồi xuống, bụng bầu thường xuất hiện ngấn, đây là hiện tượng bình thường và không có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hiện tượng này xảy ra do sự chèn ép của cơ thể khi ngồi, khiến da bụng hình thành các nếp gấp, tương tự như ngấn mỡ bụng ở phụ nữ không mang thai. Các mẹ bầu không cần lo lắng về vấn đề này, vì nó không phản ánh bất kỳ nguy cơ nào đối với thai kỳ.
Thai 4 tháng bụng to chưa?
Ở tháng thứ 4, bụng bầu chưa quá lớn nhưng đã bắt đầu nhô rõ và dễ nhận thấy. Cùng với đó, ngực của mẹ cũng phát triển và có thể tiết sữa non, đây là hiện tượng bình thường. Khi tử cung lớn lên, nó có thể chèn ép mạch máu, khiến mẹ bầu dễ gặp đau lưng.
Bụng bầu 2 tháng cứng hay mềm?
Ở tháng thứ 2, bụng bầu bắt đầu nhú lên và trở nên cứng hơn, đặc biệt ở vùng bụng dưới. Do sự thay đổi hormone, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ hơn các triệu chứng như đầu vú nhạy cảm, ợ nóng, buồn nôn, đau lưng, căng cứng bụng dưới, tiểu nhiều, nhịp tim nhanh và cảm giác đói liên tục. Những thay đổi này là bình thường khi cơ thể thích nghi với thai kỳ.
Khi nào đầu thai nhi lọt xuống khung xương chậu?
Cuối thai kỳ từ tuần 36 - 40, đầu thai nhi thường di chuyển xuống khung xương chậu, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này, còn gọi là "bụng bầu tụt xuống," thường xảy ra vài tuần trước khi sinh và là dấu hiệu bình thường, đặc biệt ở những mẹ bầu sinh con lần đầu.
Bài viết trên đây là những hình ảnh thực tế về bụng bầu qua từng tháng của mẹ mà Huggies đã tổng hợp. Hy vọng qua những thông tin trên, mẹ bầu có thể hình dung rõ hơn sự phát triển của bé qua mỗi giai đoạn.
>> Mẹ bầu có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề:
- Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý gì để an toàn?
- 6 tư thế quan hệ khi mang thai an toàn cho bé
- Danh sách đồ sơ sinh cho bé đầy đủ và tiết kiệm nhất - 9 món
>>Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:
tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum