Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng

Admin
Sau khi những bức ảnh do AI phục dựng được chia sẻ, nhiều cư dân mạng cho rằng Gia Cát Lượng và Quan Vũ khác hẳn với hình ảnh trên phim.

Nếu như trước đây, chúng ta rất khó để phục dựng những bức ảnh đã cũ và bị hỏng. Thế nhưng, kể từ khi AI (trí tuệ nhân tạo) ra đời, nhiều ứng dụng được phát triển dựa trên nó đã giúp tái hiện lại những bức hình xưa một cách sinh động và rõ nét.

Không những thế, AI còn có thể dựa trên những bức tranh hoặc tư liệu cổ để "vẽ" lại chân dung của nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và mỗi bộ ảnh sau khi được công bố đều thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Chân dung của Quan Vũ sau khi được AI "vẽ" lại sẽ thế nào? (Ảnh: Sohu)

Mới đây, các chuyên gia Trung Quốc đã dùng phương pháp deep learning dựa trên AI để "tái tạo" lại khuôn mặt của Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ và Trương Phi. Hãy cùng theo dõi kết quả mà họ đã thực hiện nhé!

Lưu Bị

Lưu Bị hay còn gọi là Hán Chiêu Liệt đến (161 – 223), tự là Huyền Đức, là Hoàng đế khai quốc của nước Quý Hán (Thục Hán), một chính trị gia và thủ lĩnh quân sự vào cuối thời nhà Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Sinh ra trong một gia đình nhà nghèo nên từ nhỏ Lưu Bị đã phải tự lao động để kiếm sống. Sự nghiệp chính trị của ồng bắt đầu bằng việc ông tham gia trấn áp cuộc khỏi nghĩa Khăn Vàng, sau đó làm quan trong triều. Tuy nhiên, hoạn lộ của ông ban đầu không được thuận lợi. Khi nhà Hán suy yếu và cuộc chiến tranh quân phiệt nổ ra, Lưu Bị đã cùng hai người huynh đệ kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi đứng lên dựng lực lượng mới để tham gia vào cuộc chiến này.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Hình ảnh của Lưu Bị được xây dựng trên phim. (Ảnh: Sohu)

Lưu Bị được sách Tam quốc chí mô tả là người cao bảy thước rưỡi, không có râu, vành tai rất lớn, hai tay rất dài tới đầu gối. Về tính cách ông là người ít nói, mừng giận không lộ ra mặt.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Bức hình của Lưu Bị do AI phục dựng khác hẳn với hình ảnh trên phim. (Ảnh: Sohu)

Trong bức hình của Lưu Bị do AI phục dựng từ tranh cổ, vị hoàng đế này khác hẳn với các nhân vật trong những bộ phim xoay quanh chủ đề Tam quốc. Lưu Bị do AI "vẽ" có một vầng trán cao, dáng người đầy đặn và khuôn mặt đầy vẻ uy nghiêm của một vị hoàng đế.

Quan Vũ

Quan Vũ (? – 220) hay còn gọi là Quan Công, tự Vân Trường, là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Quan Vũ là người Giải Lương, quận Hà Đông (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây). Tam Quốc ngoại truyện cho rằng ông là người Bồ châu. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, nhưng thất bại của ông khi đóng giữ Kinh Châu là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhà Thục Hán bị suy yếu đáng kể.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Nhân vật Quan Vũ được xây dựng trên phim có vẻ ngoài đạo mạo. (Ảnh: Sohu)

Trong dân gian, Quan Vũ thường được xem là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, và là người đứng đầu trong số Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. Quan Vũ là được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh, được người đương thời nhận xét là "sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ".

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung mô tả nhân vật Quan Vũ: "Huyền Đức nhìn xem thấy người ấy mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt." Hình tượng Quan Vũ được văn hóa dân gian Trung Quốc mô tả "nghiêm nghị, vũ dũng tuyệt luân".

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 5.

Quan Vũ do AI xây dựng khá dữ tợn. (Ảnh: Sohu)

AI đã dựa trên những mô tả và bức tranh cũ để dựng nên chân dung của Quan Vũ. Quan Vũ do AI xây dựng cũng có một khuôn mặt đỏ, nhưng đôi lông mày kéo cao trên trán khiến ông trông khá dữ tợn.

Trương Phi

Trương Phi (163 – 221) tự Ích Đức, Tam quốc diễn nghĩa ghi là Dực Đức, là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Trương Phi cùng Lưu Bị và Quan Vũ kết bái huynh đệ ở vườn đào. Ông là em út trong 3 người.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 6.

Hình tượng Trương Phi trên phim ảnh. (Ảnh: Sohu)

Trương Phi là người Trác Quận (nay là Trác Châu, địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc). Ông sinh trưởng trong một gia đình giàu có, làm nghề bán rượu, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở. Trương Phi viết chữ rất đẹp và là một họa sĩ, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 7.

Gương mặt của Trương Phi do AI phục dựng thực sự có thể khiến người khác hoảng sợ trong lần đầu gặp gỡ. (Ảnh: Sohu)

Trương Phi được mô tả trong cuốn Tam Quốc chí là "cao tám thước, đầu báo, mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược, hàm én". Vẻ ngoài của Trương Phi được hình dung là dữ tợn. Sau khi AI khôi phục, chúng ta có thể thấy Trương Phi trong các bức tranh cổ và ảnh không khác nhiều nhưng khác hẳn trên phim. Gương mặt của Trương Phi thực sự có thể khiến người khác hoảng sợ trong lần đầu gặp gỡ.

Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng là người đất Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Đông Hán.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 8.

Gia Cát Lượng trên phim có khuôn mặt khôi ngô, đạo mạo. (Ảnh: Sohu)

Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời Tam Quốc.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 9.

Trong bức ảnh do AI "vẽ" thì Gia Cát Lượng không có vẻ ngoài như một vị thần. (Ảnh: Sohu)

Theo dâng biểu "Gia Cát Lượng tập" của Trần Thọ mô tả Gia Cát Lượng: "Ít có nhân tài như vậy, có khí anh bá, thân cao tám thước, dung mạo khôi vĩ khác hẳn người thường".

Tuy nhiên, trong bức ảnh do AI "vẽ" thì Gia Cát Lượng không có vẻ ngoài như một vị thần. Thậm chí dung mạo của ông trông khá bình thường và kém hấp dẫn hơn mô tả trong sử sách cũ.

Điêu Thuyền

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 10.

Điêu Thuyền trên phim ảnh luôn là một mỹ nhân với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. (Ảnh: Sohu)

Điêu Thuyền hay còn gọi là Điêu Thiền, là một mỹ nhân xinh đẹp nổi tiếng xuất hiện trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Nhân vật này được biết đến rộng rãi bắt nguồn từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa do La Quán Trung hư cấu dựa trên những truyền thuyết dân gian.

Dùng AI vẽ lại chân dung Quan Vũ và Điêu Thuyền, cái kết khiến người từng xem phim ngỡ ngàng - Ảnh 11.

AI đã phục chế khuôn mặt của Điêu Thuyền với một dung mạo vô cùng xinh đẹp. (Ảnh: Sohu)

Với sắc đẹp được ví như Bế nguyệt (khiến trăng phải thẹn mà nấp sau mây), Điêu Thuyền được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa trong văn hóa Trung Quốc thời kỳ đương đại. Quả không phụ lòng mong đợi, AI đã phục chế khuôn mặt của Điêu Thuyền với một dung mạo vô cùng xinh đẹp.

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)