Chiều cao của con người không phải tăng trưởng mãi mãi, mà đến thời điểm nào đó, chiều cao sẽ dừng lại, không phát triển nữa. Vậy làm sao để nhận biết lúc nào cơ thể những phát triển chiều cao? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để biết các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao cả nam và nữ nhé!
1. Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của nam và nữ
Chiều cao sẽ tăng liên tục từ khi bạn sinh ra đến khoảng 18 – 20 tuổi. Trong đó, có 3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao của con người, bao gồm: giai đoạn bào thai, giai đoạn từ 0 – 2 tuổi, giai đoạn tuổi dậy thì. Đặc biệt là những năm đầu đời sẽ quyết định rất nhiều đến chiều cao và thể trạng của trẻ.
- Giai đoạn bào thai: Hệ thống xương của em bé được hình thành và phát triển bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D để tạo tiền đề cho trẻ phát triển chiều cao tối ưu trong những giai đoạn sau.
- Giai đoạn 0 – 2 tuổi: Nếu được nuôi dưỡng tốt trong giai đoạn này, trẻ có thể tăng khoảng 25cm trong 12 tháng đầu tiên sau khi chào đời và khoảng 10cm trong năm tiếp theo. Tuy vậy, đây cũng là giai đoạn tương đối nhạy cảm, khi hệ thống miễn dịch của con còn non nớt, nên trẻ rất dễ bị ốm, dễ bị mắc bệnh, gây cản trở đến quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao.
- Giai đoạn dậy thì: Đây được xem là “cơ hội cuối cùng” để thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, có thể tăng từ 8 – 12cm mỗi năm.
2. Bao nhiêu tuổi thì hết cao?
Bao nhiêu tuổi hết cao? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và mong muốn tìm câu trả lời. Thông thường, chiều cao của mọi người sẽ ngừng tăng thêm sau khi được 18 tuổi với nữ và 20 tuổi với nam giới.
2.1. Bao nhiêu tuổi hết cao ở nữ giới
Thông thường, nữ giới có xu hướng tăng chiều cao nhanh và sớm hơn so với nam giới. Các bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao chỉ sau 2 – 2,5 năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Phần lớn các bé gái bắt dậy thì lúc 8 – 13 tuổi, nên khoảng 14 – 15 tuổi là chiều cao đã chững lại rồi. Sau 15 tuổi, quá trình phát triển chiều cao sẽ diễn ra chậm và ngừng hẳn khi nữ giới trên 18 tuổi.
2.2. Bao nhiêu tuổi hết cao ở nam giới
Độ tuổi nam giới bắt đầu dậy thì là khoảng 12 tuổi. Tốc độ phát triển chiều cao của nam giới nhanh nhất vào khoảng 1-2 năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì. Chiều cao sẽ phát triển đến năm 16 tuổi, sau đó chững lại dần và dừng hẳn khi nam giới được 18 – 20 tuổi.
3.1. Chiều cao tăng rất chậm
Tuổi dậy thì là “cơ hội cuối cùng” để cơ thể phát triển chiều cao. Do đó, khi gần kết thúc giai đoạn này, chiều cao ngừng phát triển hoặc tăng rất chậm. Nguyên nhân là do đĩa sụn tăng trưởng gần như đã hóa xương toàn bộ. Vì vậy, chiều cao sẽ chỉ tăng nhẹ hoặc không có sự thay đổi, có nghĩa là bạn đã bước vào giai đoạn ngừng phát triển chiều cao.
3.2. Size giày không đổi
Kích cỡ của bàn chân tỷ lệ thuận với sự phát triển của xương dài. Bởi vì chân là bộ phận nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể di chuyển, vận động. Do đó, nếu phần thân trên cao hơn thì cũng đòi hỏi kích thước bàn chân phải lớn hơn để chống đỡ cho cơ thể. Do đó, nếu mọi người nhận thấy size giày không còn thay đổi trong suốt thời gian dài thì có nghĩa chiều cao của bạn cũng đang chững lại và ngừng phát triển.
3.3. Các đặc điểm sinh lý ổn định
Khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì sẽ có những thay đổi đáng kể về sinh lý và tâm lý. Nội tiết tố trong cơ thể tăng cao có thể dẫn đến những rối loạn sinh lý như: kinh nguyệt không đều, da xuất hiện mụn,… Khi cơ thể chấm dứt thời kỳ phát triển chiều cao, sẽ có những dấu hiệu như:
- Đối với nữ giới: Ngực phát triển hoàn toàn, tuyến nang lông phát triển đầy đủ, hông nở rộng, đùi và mông đạt kích thước của người trưởng thành.
- Đối với nam giới: Bộ phận sinh dục phát triển đến kích thước như người trưởng thành, lông mu phát triển, lông ở tay, chân, mép, râu phát triển đầy đủ.
Trên đây là một số dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở con trai và con gái. Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp mọi người nhận biết cơ thể đang ở giai đoạn phát triển nào, từ đó, có những điều chỉnh về chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp tối ưu quá trình phát triển chiều cao.