Những chiếc mộ chum bí ẩn của nền văn hóa Sa Huỳnh đến nay vẫn mang trong mình rất nhiều điều kì lạ từ thời cổ xưa...
Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa nhất về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo, văn hóa Sa Huỳnh tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam. Trong nền văn hóa Sa Huỳnh đến nay vẫn còn vô vàn điều bí ẩn và một trong số đó chính là mộ chum.
Mai táng người đã khuất trong mộ chum là nét đặc thù của văn hóa Sa Huỳnh. Tuy nhiên, người chết được chôn trong chum như thế nào, lại là vấn đề còn nhiều bí ẩn.
Sở dĩ gọi là mộ chum là vì trong các mộ táng Sa Huỳnh có hình chum. Nhiều ý kiến ban đầu cho rằng những chiếc mộ chum dùng để đựng tro xương người chết hơn là chôn cả xác.
Phần đế của mộ chum Sa Huỳnh có hình như quả trứng.
Nắp chóp của mộ chum.
Chất liệu cấu tạo thành mộ chum chủ yếu được làm từ đất.
Sau nhiều bằng chứng được tìm thấy trong thời gian gần đây, các chuyên gia đã xác định được rằng phần lớn mộ chum của nền văn hóa Sa Huỳnh được dùng để chôn... nguyên xác người chết và xaccs người chết được bó gối đặt trong chum.
Mộ chum thường được chôn với nhiều hình thức mai táng: Cải táng, hỏa táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng.
Mộ chum Sa Huỳnh có nhiều kiểu dáng như chum hình trụ, chum hình trứng, chum trung gian giữa hình trụ và hình trứng, chum hình câu, chum lồng nhau.
Văn hóa Sa Huỳnh còn có loại hình mộ đất, mộ nồi vò nhưng ít phổ biến...
Theo GDVN