Bệnh viêm phổi có tự khỏi được không? Điều trị viêm phổi bằng cách nào?

Bệnh viêm phổi có tự khỏi được hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm phổi có tự khỏi được không? Các phương pháp điều trị bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có tự khỏi được không? Các phương pháp điều trị bệnh viêm phổi - Ảnh: BookingCare

Bệnh viêm phổi có tự khỏi được hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi, nhiều người tỏ ra hoang mang, e sợ vì lo lắng bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Trên thực tế, bệnh viêm phổi là một trong những bệnh hô hấp khá phổ biến, có thể được điều trị hoàn toàn.

Bệnh viêm phổi có tự khỏi được không?

Trên thực tế, câu trả lời cho bệnh viêm phổi có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể. 

Bệnh viêm phổi chỉ có thể tự khỏi khi người bệnh mắc bệnh ở mức độ nhẹ và không có bệnh lý nền, không có biến chứng. Người có sức khỏe tốt có thể chỉ cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, uống thuốc đều đặn theo toa của bác sĩ, bệnh có thể khỏi trong khoảng 3 - 5 ngày.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm phổi đều phải nhập viện điều trị. Thời gian khỏi bệnh trung bình là 5-7 ngày, tuy nhiên nếu có nhiều biến chứng hoặc miễn dịch cơ thể yếu, xuất hiện đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh có thể kéo dài thời gian điều trị đến 2-4 tuần.

Những phương pháp điều trị bệnh viêm phổi

Thông thường, người bệnh viêm phổi mức độ nhẹ có thể được kê đơn thuốc và điều trị tại nhà. Các phương thuốc điều trị cụ thể tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh. 

Các loại thuốc điều trị viêm phổi thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc ho

Thuốc ho có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho, chủ yếu là giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và có thể nghỉ ngơi dễ dàng hơn. Ho giúp làm lỏng dịch đờm tích tụ trong phổi và đẩy chất lỏng ra khỏi phổi nên người bệnh không nên cố gắng tìm cách loại bỏ cơn ho hoàn toàn. 

Người bệnh nên sử dụng thuốc giảm ho liều thấp nhất giúp cơ thể nghỉ ngơi hiệu quả bởi chưa có nhiều dẫn chứng cụ thể chứng minh rằng thuốc ho không kê đơn có thể làm giảm cơn ho do viêm phổi.

  • Thuốc hạ sốt/ giảm đau

Một số loại thuốc như: aspirin, ibuprofen và acetaminophen được sử dụng khá phổ biến để giảm đau nhức cơ thể và hạ sốt.

  • Thuốc kháng sinh

Đa phần thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn. Có thể mất thời gian để xác định loại vi khuẩn gây viêm phổi và chọn loại kháng sinh tốt nhất để điều trị. Nếu các triệu chứng của người bệnh không cải thiện, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng cách phối hợp kháng sinh hoặc sử dụng các loại kháng sinh khác..

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc người bệnh bị viêm phổi mức độ nặng, nhập viện điều trị là điều khó tránh khỏi.

Những trường hợp cần thiết phải nhập viện điều trị bao gồm:

  • Người bệnh dưới 2 tuổi hoặc trên 65 tuổi
  • Suy chức năng thận hoặc suy chức năng gan, tổn thương các cơ quan khác ngoài phổi gợi ý tình trạng nhiễm trùng huyết.
  • Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương của bạn là 60 mmHg hoặc thấp hơn
  • Nhịp thở nhanh, gấp (trên 26 nhịp thở trở lên mỗi phút)
  • Người bệnh khó thở, tím tái cần phải hỗ trợ thông khí hỗ trợ ngay lập tức..
  • Nhiệt độ cơ thể duy trì trong tình trạng sốt (trên 38 độ) mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt..
  • Nhịp tim dưới 50 hoặc trên 100 lần/ phút.

Người bệnh có thể được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt nếu cần được thông khí hỗ trợ hoặc nếu các triệu chứng của trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng của bệnh viêm phổi rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác khiến nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã quá muộn.

Ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện khác thường, người bệnh nên thăm khám sớm tại những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trần Thu Uyên

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0566.228.797)